Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động

Xuân Hải - Vân Khánh - 08:10, 13/09/2022

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn số 428/UBND-XDCB về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Vụ cháy tại Công ty TNHH Seojin Auto, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn làm bị thương 34 người
Vụ cháy tại Công ty TNHH Seojin Auto, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn làm bị thương 34 người

Nội dung công văn nêu rõ, thời gian gần đây tình hình cháy nổ, tai nạn lao động trong một số Khu công nghiệp nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình sáng ngày 30/8/2022 tại Công ty TNHH Seojin Auto, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn đã xảy ra 01 vụ tai nạn lao động khiến 34 người bị thương.

Nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy trên, là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) của người đứng đầu cơ sở và người dân còn hạn chế; công tác kiểm tra, xử lý của các đơn vị quản lý Nhà nước còn chưa triệt để, quyết liệt…

Trước tình hình trên, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCCC và CNCH, chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ngăn chặn, giảm thiểu số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn tỉnh,  Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo:

Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCCC&CNCH.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC&CNCH trên các phương tiện truyền thông; đặc biệt là tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC và huấn luyện an toàn lao động.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngành nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động; thực hiện tốt công tác phối hợp điều tra; xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đơn vị để xảy ra tai nạn lao động, nhất là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng; tổ chức đánh giá, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, từ đó rút kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị, toàn ngành, toàn tỉnh; triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động tương tự tái diễn, lặp lại; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.

Các sở, ban, ngành và UBND các cấp chỉ đạo tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, an toàn lao động. Chú trọng rà soát, kiểm tra các loại hình cơ sở như: nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề… kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ& PCCC.

UBND các huyện, thành phố tiếp tục phát huy, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC& CNCH trên địa bàn phụ trách. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với quy hoạch hạ tầng về PCCC & CNCH.

Công an tỉnh tiếp tục duy trì lực lượng thường trực, tiếp nhận thông tin các vụ việc cháy, nổ, sự cố, tai nạn, huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy, kịp thời cứu người, cứu tài sản, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Lao động - Thương binh - Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ: Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh, các sở ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động trong các KCN nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung; tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngành nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động; xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đơn vị để xảy ra tai nạn lao động và các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.

Sở Y tế chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định quan trắc môi trường lao động tại các doanh nghiệp; đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc bố trí người làm công tác y tế cơ sở theo đúng quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Đồng thời, phổ biến tới các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp tập trung nhiều lao động trong các KCN.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.