Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Minh Thu - Văn Hoa - 19:15, 23/05/2023

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 11 hội nghị trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật với 440 lượt đại biểu tham gia.

Báo cáo viên của Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế phổ biến nội dung Luật Dân chủ ở sở cho các học viên.
Báo cáo viên của Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế phổ biến nội dung Luật Dân chủ ở sở cho các học viên.

Cùng với đó, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 5 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho 250 người; phát hành 250 Bản tin Dân tộc và Miền núi đến cán bộ cấp xã, thôn, bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung các văn bản liên quan thiết thực đến đời sống của đồng bào DTTS như: Luật Dân chủ ở cơ sở, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình Đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; công tác vận động, hướng dẫn đồng bào DTTS tại xã biên giới và xã thuộc vùng DTTS tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự....

Từ đầu năm 2023 đến nay, 11 hội nghị trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tổ chức, với 440 lượt đại biểu tham gia
Từ đầu năm 2023 đến nay, 11 hội nghị trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tổ chức, với 440 lượt đại biểu tham gia

Theo Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Từ đó, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới và vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.