Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bánh bò thốt nốt của người Khmer Nam Bộ

Nguyệt Anh (T/h) - 13:41, 18/08/2021

Từ loài cây thốt nốt chỉ mọc ở vùng đất của đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, người dân tại đây đã làm nên món bánh bò thốt nốt vàng ươm, đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Đốc, An Giang.

Món bánh bò thốt nốt
Món bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây Nam Bộ. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn.

Chị Châu Kim Sinh (người hơn 30 năm làm bánh bò thốt nốt ở thị trấn Tri Tôn, Tri Tôn) cho biết, để làm những chiếc bánh bò đường thốt nốt là cả một sự kì công. Từ khâu ủ bột lên men, rồi phải thường xuyên trông chừng vì nếu thời tiết quá khô thì bánh sẽ không có vị xốp, bùi, nếu bột quá ướt sẽ mất độ mềm của bánh. Những chiếc bánh bò đường thốt nốt sẽ có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng cộng vị ngọt béo của nước cốt dừa và đường thốt nốt.

Món bánh bò được làm từ cùi và đường của quả thốt nốt
Món bánh bò được làm từ cùi và đường của quả thốt nốt

Trái thốt nốt phải là trái có cơm dày không mỏng cùi xay thành bột. Mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa. Cho tất cả hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ, ủ kín qua đêm.

Để bột lên men nhanh, cần thêm một ít nước cơm rượu vào, khi hấp chín, bánh xốp mới thơm ngon. Tiếp đến, dùng vá đổ bột vào khuôn tròn hay vuông tùy thích, cho vào xửng hấp chừng 20 phút, khi thấy mùi thơm tỏa lên ngào ngạt là chín. Cuối cùng, giở xửng lấy bánh ra, rắc một ít dừa nạo lên, và dùng "lá soong", thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong.

Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi, cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được.

Trước đây, bánh bò thốt nốt chỉ làm nhà để ăn hoặc bán quanh chợ huyện các dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Bây giờ, nhiều người biết đến bánh bò thốt nốt nên đã đặt mua để mang đi biếu, làm quà cho gia đình, người thân và bạn bè khắp trong và ngoài nước.

Bánh bò thốt nốt của người Khmer Nam Bộ 2


Bánh bò thốt nốt rắc cùi dừa nạo, tạo nên hương vị thơm ngon, bùi rất đặc trưng
Bánh bò thốt nốt rắc cùi dừa nạo, tạo nên hương vị thơm ngon, bùi rất đặc trưng
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.