Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bảo tồn bền vững di sản văn hóa các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: Khẩn cấp cứu nguy di sản (Bài 2)

Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) - 08:51, 09/10/2022

Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đồng bào dân tôc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)
Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)

Di sản văn hóa là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Hiện nay, một vài loại hình di sản của các DTTS ở miền núi thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều loại hình di sản có giá trị như lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạo hình... Đó là nghệ thuật múa Ka đáu và đấu chiêng đôi của dân tộc Cor, diễn tấu đing tút của dân tộc Gié Triêng, lễ hội tạ ơn rừng, lễ hội kết nghĩa, nghệ thuật tạo hình của dân tộc Cơ Tu, lễ cúng máng nước của dân tộc Xơ Đăng… Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Trong các di sản đã được công nhận, cần ưu tiên bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi. Đây là di sản làng nghề đặc sắc, giá trị bậc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, hiện đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Hỗ trợ một số làng dệt ở huyện Nam Giang, Đông Giang (Quảng Nam), A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) giữ gìn, phát triển nghề theo phương thức truyền thống: trồng bông, chế biến sợi, nhuộm màu, dệt vải và may mặc. Bảo lưu, phục hồi giống bông vải có nguồn gốc bản địa, kỹ thuật chế tác và dệt hoa văn, kết cườm, chế thuốc nhuộm, nhiều bí quyết khác trong thực hành nghề thủ công đang có nguy cơ thất truyền.

Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)
Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)

Đặc biệt, cần nhanh chóng phục hồi bí quyết, kỹ thuật “nhuộm bao sợi” (ikat) độc đáo và đặc sắc mà người Cơ Tu ở làng Công Dồn (xã Duôih, huyện Nam Giang). Với kỹ thuật, bí quyết này, người thợ dệt tạo nên một sản phẩm “hoa văn gợn sóng” nguyên sơ, mộc mạc ẩn hiện trên nền vải chàm (ikat indigo). Hiện nay, cả vùng Trường Sơn - Tây Nguyên còn rất ít người nắm giữ bí quyết này.

Bên cạnh đó, cần sưu tầm, giữ gìn và phát huy các loại hình trang phục truyền thống của các dân tộc như Xơ Đăng (nhóm địa phương Ca dong), Hrê, Gié Triêng..., giúp đỡ, hỗ trợ bà con duy trì nghề dệt thổ cẩm, qua đó bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống. Cần nghiên cứu áp dụng các mô hình thổ cẩm ứng dụng trong trường học, nhất là các trường dân tộc nội trú. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm bằng nhiều cách như cung cấp trang phục truyền thống cho học sinh dân tộc ở các trường nội trú, trường phổ thông, làm phong phú, đa dạng các sản phẩm thổ cẩm phục vụ du lịch.

Với tiềm năng đất đai sẵn có, cần hình thành trung tâm trồng bông để cung cấp cho đồng bào địa phương nguồn bông vải thường xuyên và ổn định để đồng bào có nguyên liệu chế biến theo phương thức cổ truyền. Gần đây, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An lần đầu tiên đã trồng được 2 ha bông. Một số thợ dệt Cơ Tu được mời đến Vinpearl Nam Hội An, Làng Lụa Hội An thao tác, trình diễn các công đoạn dệt thổ cẩm phục vụ du khách. Được sự hỗ trợ của Tổ chức cứu trợ quốc tế Nhật Bản (FIRD), đã hình thành “Mạng lưới dệt thổ cẩm”, kết nối các nhóm thợ dệt tại địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)
Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)

Trong công tác tái định cư, cần coi trọng việc kế thừa truyền thống, tránh tình trạng đứt gãy, mất mát di sản văn hóa. Hướng dẫn bà con duy trì phong tục, tập quán, nếp sống tốt đẹp như hương ước, luật tục, tinh thần cố kết cộng đồng, giữ gìn kiến trúc, không gian cư trú truyền thống như nhà cửa, bến nước, kho lúa, vườn tược, trang trại...

Nhà làng truyền thống là loại hình kiến trúc của cộng đồng làng, là một thiết chế thôn bản quan trọng nên cần được ưu tiên hỗ trợ theo từng địa bàn, đối tượng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, loại kiến trúc này không còn nữa, nên khẩn thiết hỗ trợ một số xã như Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam (Nam Trà My, Quảng Nam) phục hồi nhà rông truyền thống giống như tại tỉnh Kon Tum.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước, bà con dân làng ở thôn Lung Loan, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) đã tự mình phục dựng ngôi nhà rông truyền thống. Đây là ngôi nhà rông được phục dựng đầu tiên sau gần 40 năm vắng bóng ở buôn làng Xơ Đăng bên sườn đông núi Ngọc Linh.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.