Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Bên dòng Đăk Bla

Phạm Nguyên - 17:00, 17/10/2024

Sông Đăk Bla có chiều dài khoảng 157km, được xem là biểu tượng của vùng đất giàu bản sắc văn hóa Kon Tum. Nơi đây có những ngôi làng của đồng bào DTTS còn giữ nguyên được nét mộc mạc và những giá trị văn hóa đặc sắc. Nơi đây bên dòng Đăk Bla đang hình thành một khu đô thị sầm uất mang đậm dấu ấn của vùng đất này.

 Làng cổ Kon Kơ Tu bên dòng Đăk Bla là nơi định cư lâu đời của người Ba Na.
Làng cổ Kon Kơ Tu bên dòng Đăk Bla là nơi định cư lâu đời của người Ba Na.

Dòng sông chảy ngược

Sông Đăk Bla là dòng sông hiếm hoi ở Việt Nam chảy theo hướng Đông - Tây, thay vì từ Tây sang Đông như hầu hết các dòng sông khác. Điều này đã tạo nên biệt danh “dòng sông chảy ngược” cho Đăk Bla, làm nó trở thành một biểu tượng đặc biệt của vùng đất Kon Tum.
Ông A Jar, làng Plei Đôn, phường Quang Trung, TP. Kon Tum chia sẻ: Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào các dân tộc anh em đã chung tay bồi đắp nền văn hóa và hình thành nên những ngôi làng bên bờ dòng sông này.

Từ bao đời nay, người Gia Rai, người Ba Na đã lập làng sinh sống dọc theo đôi bờ dòng sông này. Dòng sông bồi đắp phù sa cho các bãi bồi ven sông, làm cây lúa, cây ngô xanh tốt và mang lại nguồn thủy sản dồi dào cho con người nơi đây. Đối với đồng bào DTTS dòng sông Đăk Bla như một đặc ân của thiên nhiên ban tặng cho họ.

Ông A Tơi (dân tộc Ba Na), Thôn trưởng thôn Kon Bok Deh, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy chia sẻ: Theo lời kể của các vị già làng, thì trước đây người đầu tiên đến đây tìm đất lập làng bên dòng sông Đăk Bla này tên là Bok Deh, thấy đất đai phì nhiêu và sau đó nhiều người ở làng cũ tìm đến sinh sống. Làng dần phát triển lên và cuộc sống của người dân trong làng ngày một ấm no. Có được điều đó, chính là nhờ đất đai phì nhiêu mà dòng sông này ban tặng.

Đồng bào DTTS định cư ven sông Đăk Bla phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch.
Đồng bào DTTS định cư ven sông Đăk Bla phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch.

Với lịch sử định cư lâu đời, đồng bào DTTS ở nơi đây đã giữ được những nét hoang sơ vốn có của những bản làng truyền thống. Và cũng chính từ đó, tỉnh Kon Tum đã định hướng và xây dựng nhiều làng dọc theo dòng sông này trở thành làng du lịch cộng đồng, như làng Kon Kơ Tu, Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa.

Đến những làng du lịch cộng đồng này, ngoài việc trải nghiệm những nét hoang sơ vốn có của Tây Nguyên hùng vĩ, du khách còn được thưởng thức rượu cần, hòa quyện cùng thanh âm của cồng chiêng, những điệu múa xoang truyền thống của đồng bào DTTS. Và trong sớm mai, du khách sẽ ngỡ ngàng với hình ảnh dòng sông Đăk Bla như dải lụa óng ả, thấp thoáng dưới những làn sương mờ ảo. Tất cả hòa quyện tạo cho dòng sông Đăk Bla một vẻ đẹp hiền hòa và nên thơ.

Đô thị sầm uất ven sông

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, những năm qua, TP. Kon Tum đã tập trung quy hoạch xây dựng hướng đến một đô thị sinh thái, trước hết là bảo vệ và tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của sông Đăk Bla để từng bước hình thành và phát triển không gian dọc sông Đăk Bla gắn với bảo tồn văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch, phát triển mạng lưới giao thông đô thị, phát triển các khu đô thị cân bằng sinh thái.

Một góc TP. Kon Tum bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng
Một góc TP. Kon Tum bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng

Ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP. Kon Tum cho biết: Tỉnh đầu tư phát triển các khu đô thị mới nhằm mở rộng không gian đô thị TP. Kon Tum theo hướng lấy dòng sông Đăk Bla làm trung tâm, làm “xương sống” để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan, tạo tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. Phát triển các khu đô thị mới theo mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, có bản sắc riêng dọc hai bên bờ sông Đăk Bla.

Dòng sông Đăk Bla là khởi nguồn, là nguồn mạch phát triển và cũng là một phần thương hiệu của đô thị. Vì vậy nó luôn đi cùng với tên tuổi của Kon Tum nói chung, TP. Kon Tum nói riêng.

Sông Đăk Bla là dòng sông hiếm hoi ở Việt Nam chảy theo hướng Đông - Tây, thay vì từ Tây sang Đông như hầu hết các dòng sông khác. Điều này đã tạo nên biệt danh “dòng sông chảy ngược” cho Đăk Bla, làm nó trở thành một biểu tượng đặc biệt của vùng đất Kon Tum.


Những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã đầu tư xây dựng những cây cầu mới bề thế, hiện đại và đẹp bắt qua dòng sông Đăk Bla, tạo thêm điểm nhấn, tôn lên vẻ đẹp vốn có của dòng sông. Phố đi bộ bên sông cũng được hình thành, nhằm thúc đẩy kinh tế ban đêm, dần hình thành các điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của cư dân và du khách.

Anh Nguyễn Thanh Phương, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Đến đây, tôi thấy quy hoạch TP. Kon Tum phát triển hai bên sông Đăk Bla cảnh quang rất tươi đẹp so với các nơi khác. Đi dọc theo hai bên bờ sông có các làng cổ, được trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, được trải nghiệm không gian “làng trong phố” rất đặc sắc.

Một lần đến với Kon Tum, ngồi uống ly cà phê bên dòng sông Đăk Bla chảy xuyên qua TP. Kon Tum, cùng ngắm nhìn dòng nước lững lờ trôi, cảm nhận những cơn gió nhè nhẹ mang hơi lạnh của dòng sông và được nghe thanh âm của cồng chiêng, chúng ta sẽ được hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Ấm áp trong những căn nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Nghệ An: Ấm áp trong những căn nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Mới đây, chúng tôi mới có dịp theo chân Phó trưởng Phòng Dân tộc Kỳ Sơn (Nghệ An) - Phạm Văn Hòa về các bản làng miền biên viễn. Chuyến đi mang nhiều cảm xúc, bởi tận mắt chứng kiến niềm vui khôn tả của bà con dân bản khi vừa chuyển đến ở trong những căn nhà mới tinh tươm còn hăng hắc mùi sơn vữa.