Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắc màu thổ cẩm hội tụ bên dòng Đăk Bla

Ngọc Chí - 09:35, 13/04/2024

Những ngày này, trong khuôn viên Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, 45 nghệ nhân đến từ 12 đoàn nghệ nhân thuộc các phường, xã trên địa bàn Tp. Kon Tum tham gia trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc tại Liên hoan sắc màu thổ cẩm Tp.Kon Tum lần thứ III năm 2024.

Những nghệ nhân đang tỉ mẫn để tạo nên những tấm thổ cẩm đầy sắc màu
Những nghệ nhân đang tỉ mẫn để tạo nên những tấm thổ cẩm đầy sắc màu

Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Kon Tum, thổ cẩm làm nên nét đẹp của trang phục truyền thống và ghi dấu bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc. Qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, mỗi tấm thổ cẩm như một tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng, biểu cảm; truyền được hình ảnh, sắc màu và hơi thở của cuộc sống vào từng hoa văn, đường dệt. Từ đó, tạo nên những tấm thổ cẩm độc đáo, sinh động, góp phần tạo nên điểm nhấn quan trọng trong quá trình hình thành những giá trị văn hóa của cộng đồng.

Nghệ nhân Y Trưn say xưa với khung dệt để tạo ra những tấm thổ cẩm độc đáo
Nghệ nhân Y Trưn say sưa với khung dệt để tạo ra những tấm thổ cẩm độc đáo

Nghệ nhân Y Trưn (dân tộc Ba Na), phường Thống Nhất, Tp. Kon Tum cho biết: Tôi học nghề dệt thổ cẩm từ năm 10 tuổi, nhờ các nghệ nhân đi trước chỉ dạy. Đến nay, đã gần 70 tuổi tôi vẫn theo nghề để giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Được tham gia Liên hoan lần này cảm thấy rất vui, được giới thiệu giá trị của thổ cẩm đến du khách gần xa.

Chị Y Tủi (dân tộc Ba Na), xã Kroong, Tp. Kon Tum chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi tham gia Liên hoan, cảm thấy rất vui, được học hỏi kinh nghiệm của những nghệ nhân lớn tuổi. Qua đó, tôi biết thêm về kỹ thuật dệt, nhất là những hoa văn truyền thống trên tấm thổ cẩm và từ đó tôi sẽ nâng cao tay nghề cho chính mình.

Du khách thích thú khi được tận mắt chứng kiến nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS
Du khách thích thú khi được tận mắt chứng kiến nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS

Liên hoan sắc màu thổ cẩm là dịp để mỗi nghệ nhân và mỗi cộng đồng người DTTS trên địa bàn Tp. Kon Tum quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của cộng đồng, tôn vinh nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người Ba Na, Gia Rai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ông Hoàng Duy Hùng, du khách đến từ tỉnh Quảng Ninh cho biết: Gia đình tôi và bạn bè đã đến Kon Tum du lịch được 2 ngày. Khi đến tham quan Nhà rông Kon Klor và ngẫu nhiên được biết đến Liên hoan sắc màu thổ cẩm. Tôi và các thành viên trong đoàn cảm thấy rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân dệt ra những sản phẩm thổ cẩm, điều mà không phải ai đi du lịch cũng gặp được. Tôi đã chọn mua một số sản phẩm từ thổ cẩm để làm kỷ niệm và làm quà cho người thân.

Khi tham gia Liên hoan các nghệ nhân cùng nhau chia sẻ những kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống
Khi tham gia Liên hoan, các nghệ nhân cùng nhau chia sẻ những kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống

Ông Phan Ngọc Định, Phó Chủ tịch UBND TP. Kon Tum cho biết: Thông qua hoạt động Liên hoan sắc màu thổ cẩm nhằm bảo tồn và phát huy nghề dệt thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh nói chung và trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng. Đồng thời, giúp đồng bào DTTS có cơ hội kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm - ông Phan Ngọc Định, Phó Chủ tịch UBND Tp. Kon Tum cho biết.

Với đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về thổ cẩm và những câu chuyện kể về sự tích bản làng, về đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng thông qua những hoa văn được thu nhỏ tinh tế trong từng sản phẩm thổ cẩm. Qua đó, góp phần lan tỏa tình yêu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đến với thế hệ trẻ mai sau và sẽ tiếp nối, gìn giữ nó trường tồn mãi với thời gian. 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.