Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

BHXH Việt Nam quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ cuối năm 2020

Hồng Phúc - 17:41, 14/08/2020

Trước những khó khăn của đại dịch Covid-19, trong 7 tháng đầu năm 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn chủ động thực hiện nhiều giải pháp để kịp thời bảo đảm an sinh xã hội cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.

BHXH Việt Nam tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH, BHXH tự nguyện
BHXH Việt Nam tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH, BHXH tự nguyện

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đơn vị, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh… dẫn đến tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn tiếp tục diễn ra trên cả nước. Ước đến hết tháng 7/2020, tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) khoảng 20.682 tỷ đồng, chiếm 5,1% số phải thu.

Công tác phát triển đối tượng tham gia của ngành bị ảnh hưởng khá lớn bởi dịch Covid-19, ước đến ngày 31/7, số người tham gia BHXH đạt khoảng 15,271 triệu người, đạt tỷ lệ khoảng 31% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,534 triệu người (giảm 655.000 người so với năm 2019, đạt 90,6% kế hoạch).

Số người tham gia BHXH tự nguyện là 737.000 người (tăng 163.000 người so với năm 2019, đạt 61,4% kế hoạch). Số người tham gia BHXH tự nguyện là 12,725 triệu người, đạt tỷ lệ khoảng 25,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt 88,5% kế hoạch của ngành; số người tham gia BHYT là 85,915 triệu người, đạt 97,6% kế hoạch của ngành, đạt tỷ lệ bao phủ 88,8% dân số. 

Về công tác thanh tra, kiểm tra, ước tính đến tháng 7/2020, toàn ngành đã tiến hành thanh tra kiểm tra tại 3.465 đơn vị (trong đó, thanh tra chuyên ngành đóng tại 1.478 đơn vị, kiểm tra tại 1.796 đơn vị, thanh tra kiểm tra liên ngành tại 191 đơn vị).

Trong đó đã phát hiện 3.651 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHXH tự nguyện, BHYT nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 31.534,2 triệu đồng; 11.563 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 53.806,6 triệu đồng.

Để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã tích cực chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tính đến hết ngày 30/6, số đơn vị đã nộp hồ sơ được phê duyệt tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 1.519 đơn vị, tương ứng với 130.794 lao động và với số tiền khoảng 475 tỷ đồng.

BHXH Việt Nam đã phối hợp Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT khi có nghi ngờ nhiễm Covid-19, thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, cấp thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân trong thời gian giãn cách xã hội...

Đặc biệt, BHXH Việt Nam phối hợp với cơ quan Bưu điện triển khai gộp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng một kỳ tháng 4, 5 (khi dịch bùng phát đợt đầu) trên toàn quốc và tháng 8, 9 (làn sóng thứ hai) tại các điểm nóng.

Công tác truyền thông cũng được triển khai các hình thức truyền thông đồng bộ, đa dạng. Nổi bật trong số đó là Chiến dịch truyền thông cao điểm “Ngành BHXH chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19” phối hợp cùng các cơ quan thông tấn để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn tình trạng mạo danh cơ quan BHXH thu mua sổ BHXH của người lao động để trục lợi bất chính.

Đánh giá những thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trong 5 tháng cuối năm của ngành sẽ hết sức nặng nề, gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với quyết tâm, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ giao, bảo đảm ngày một tốt hơn các quyền lợi an sinh của người tham gia, trong 5 tháng cuối năm 2020, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt theo từng thời kỳ, tập trung triển khai một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ bản đã được đề ra từ trước.

 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.