Theo đó, các nội dung giám sát, đánh giá thuộc các Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 gồm: Xây dựng văn bản quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình (thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo, Nghị quyết, Quyết định triển khai Chương trình...). Tình hình giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình; việc lập kế hoạch, phê duyệt Dự án đầu tư phát triển và hỗ trợ sự nghiệp thực hiện Chương trình; huy động sử dụng vốn thực hiện Chương trình và tiến độ giải ngân. Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.
Các nội dung giám sát, đánh giá các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác; Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân sinh sống tại huyện nghèo, xã đảo thụ hưởng; Chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có lượng tiêu thụ điện dưới 50 kwh thụ hưởng. Tồn tại, vướng mắc khi triển khai thực hiện; Chính sách hỗ trợ về nhà ở. Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo, đồng bào DTTS.
Mục đích của kế hoạch nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình, nắm chắc được kết quả và mức độ thực hiện hệ thống các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh trong năm 2024 theo đúng quy định về quản lý Chương trình.
Giao các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh chủ trì, quản lý các Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo dõi, quản lý từng chỉ tiêu để có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực. Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của huyện, thị xã và thành phố theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo của cấp mình trên địa bàn.