Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Định: Công nhận bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na trên địa bàn huyện An Lão

L.Phương - 08:39, 27/06/2023

Sau một thời gian xây dựng, phục dựng, hoàn thiện, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Quyết định số 1831/QĐ-UBND công nhận bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na kể từ ngày 22/6/2023

Trang phục truyền thống Nam/Nữ của đồng bào HRê
Trang phục truyền thống nam/nữ của đồng bào Hrê

Theo thống kê, toàn huyện An Lão có 40 thôn của 8 xã và 1 thị trấn có đồng bào Hrê, Ba Na sinh sống. Đời sống văn hóa tinh thần của người Hrê, Ba Na trên địa bàn huyện rất phong phú và đa dạng, trong đó có trang phục truyền thống như trang phục váy, áo cho phụ nữ; khố, áo cho đàn ông; khăn đội đầu, tấm đắp, tấm địu con... Đặc biệt, trang phục lễ hội là trang phục truyền thống thể hiện rõ sắc thái văn hóa của đồng bào Hrê, Ba Na. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những bộ trang phục truyền thống đã mai một.

Trước thực trạng trên, UBND huyện An Lão đã tổ chức một cuộc hội thảo lấy ý kiến về bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na trên địa bàn huyện. Kết quả, UBND huyện An Lão thống nhất chọn mẫu trang phục truyền thống đồng bào Hrê huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) về màu sắc, hoa văn, chất liệu làm bộ trang phục truyền thống đồng bào Hrê huyện An Lão.

Cụ thể, bộ trang phục truyền thống nam Hrê áo, khố nam Hrê, nhưng không có ren tua phía dưới, cũng không có hoa văn đường kẽ ngang phía trước và sau; thống nhất tấm choàng nam Hrê. Còn bộ trang phục truyền thống nữ Hrê thống nhất bộ váy, áo nữ Hrê theo mẫu nhưng không có các hoa văn hình thoi ở giữa váy và áo, không có ren tua phía dưới váy; bổ sung thêm thiết kế mẫu ly tu 2 tầng.

Trang phục truyền thống Nam/Nữ của đồng bào Ba Na
Trang phục truyền thống nam/nữ của đồng bào Ba Na

Riêng trang phục truyền thống đồng bào Ba Na, UBND huyện An Lão cũng thống nhất chọn mẫu trang phục truyền thống đồng bào Ba Na xã An Toàn, An Nghĩa đang sử dụng về màu sắc, hoa văn, chất liệu làm bộ trang phục truyền thống đồng bào Ba Na huyện An Lão; bổ sung thêm khố nam Ba Na, mũ nam và dây cột đầu nữ.

Sau khi được công nhận, UBND huyện An Lão giao Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền vận động đồng bào Hrê, Ba Na trên địa bàn huyện An Lão sử dụng trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết, cưới hỏi, hiếu hỷ, lễ hội truyền thống và sinh hoạt hàng ngày để phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, trong dịp Lễ hội Du lịch Hè huyện An Lão sắp tới, huyện An Lão sẽ tổ chức buổi ra mắt, giới thiệu, công bố với công chúng bộ trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, Ba Na trên địa bàn huyện.

Huyện An Lão mong muốn UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao Bình Định quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, có hỗ trợ kinh phí phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các DTTS có nguy cơ mai một...

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.