Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bình Định: Đặt mục tiêu trồng 30.000ha rừng gỗ lớn vào năm 2035

T.Nhân - H.Trường - 18:25, 03/12/2024

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai đề án phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng nhận FSC, mục tiêu đề ra tới năm 2035, tỉnh có hơn 30.000ha rừng gỗ lớn.

Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2035 có 30.000 ha rừng gỗ lớn
Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2035 có 30.000ha rừng gỗ lớn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là 415.347ha, trong đó diện tích thuộc quy hoạch lâm nghiệp là 379.040ha. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Bình Định tính đến hết năm 2023 là 57,3%, đứng thứ 11 trên toàn quốc.

Những năm qua, tỉnh Bình Định chuyển hướng phát triển lâm nghiệp bền vững, cụ thể là tỉnh đã ban hành quyết định Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, định hướng tới năm 2035 nhằm phát triển vùng trồng cây gỗ lớn tập trung; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng rừng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng lâm sản hàng hóa, thích ứng với quy định mới về chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR).

Hiện toàn tỉnh đã có 10/12 đơn vị được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; 12.175ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC… Theo Kế hoạch, đến năm 2035, toàn tỉnh phát triển hơn 30.000ha rừng trồng gỗ lớn, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hơn 300 doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Bình Định đang triển khai xây dựng dự án Điều tra xác định hiện trạng rừng giai đoạn 2024-2025; thực hiện tốt công tác phát triển rừng năm 2025, trong đó 100% diện tích rừng tự nhiên hiện có của tỉnh phải được quản lý, bảo vệ.

Tin cùng chuyên mục
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.