Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Bình Định: Đầu tư 6 tỷ đồng để tu bổ Di tích quốc gia Tháp Thủ Thiện

L.Phương - 18:57, 07/03/2023

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án chống xuống cấp, tu bổ và phát huy giá trị Di tích quốc gia Tháp Thủ Thiện ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn.

Tháp Thủ Thiện với kiến trúc độc đáo đã được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1993
Tháp Thủ Thiện với kiến trúc độc đáo đã được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1993

Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2024. Theo Quyết định của UBND tỉnh Bình Định, Tháp Thủ Thiện sẽ được vệ sinh bề mặt khối xây, diệt cây dại trên tháp; hạ giải, tháo dỡ khối xây gạch bị sạt lở, mất khả năng liên kết; gia cố, phục hồi các đai khối xây góc tháp bị hư hỏng, phục hồi các tai đá trang trí, mái tháp bị hư hại, phong hóa; gia cố, neo khối xây tháp góc phía Tây Bắc có nguy cơ sạt đổ bằng phương pháp khoan neo thép không gỉ…

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Thủ thiện còn có tên gọi khác là Tháp Bình Nghi, Tháp Thủ Lương, Tháp Đồng thuộc địa phận xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Nằm cách Quốc lộ 19 khoảng 1 km về phía Bắc và cách hữu ngạn sông Côn khoảng 1 km phía Nam. Ngôi tháp có niên đại vào khoảng thế kỷ XII và đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993.

Tồn tại qua nhiều thế kỷ đầy biến động của lịch sử, chịu tác động của thời gian, thiên tai khắc nghiệt, lại nằm ở vùng đất thấp, hiện nay khu tháp Thủ Thiện chỉ còn tồn tại duy nhất công trình đền thờ tháp chính là Kalan Thủ Thiện, các thành phần còn lại trong tổng thể không còn dấu vết trên mặt đất (các tư liệu lưu trữ về khu di tích hiện cũng không có thông tin hay báo cáo khảo cổ học nào).

Tháp Thủ thiện được gia cố, chống sụp đổ năm 2019
Tháp Thủ thiện được gia cố, chống sụp đổ năm 2019

Năm 2019, được sự thỏa thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định chỉ lập phương án chống xuống cấp tu bổ, phục hồi tôn tạo di tích trên, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa bố trí cho công trình này 1,8 tỷ đồng. Với khoảng kinh phí này, chỉ đủ gia cố chống sụp đổ, song chỉ là các giải pháp tạm thời, không đồng bộ, nên di tích vẫn trong tình trạng bị hư hại và xuống cấp.

Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo tồn di tích quốc gia Tháp Thủ Thiện lần này nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, gia cố và phục hồi di tích, duy trì độ bền vững và phát huy giá trị di tích. Sau khi hoàn thành việc chống xuống cấp, tu bổ Tháp Thủ Thiện sẽ thu hút du khách đến tham quan nghiên cứu về giá trị kiến trúc nghệ thuật, góp phần phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.