Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đầu tư gần 6 tỉ đồng bảo tồn, tu bổ tháp Nam di tích tháp Chăm Khương Mỹ

Nguyệt Anh (T/h) - 08:47, 06/12/2021

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Nam thuộc Khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ, hạng mục phần thân tháp và cửa hướng Đông (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành). Tổng mức đầu tư dự án gần 6 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh, nhằm mục tiêu bảo tồn di tích.

Di tích tháp Chăm Khương Mỹ (Ảnh TL)
Di tích tháp Chăm Khương Mỹ (Ảnh TL)

Theo đó, tu bổ tháp Nam với các nội dung: Gia cố, tu bổ từ chân tháp đến đuôi tầng mái thứ nhất cốt +11,5m: thay thế gạch mặt tường tháp; tái định vị khối xây đến cấu trúc chính của tháp; xử lý các vết nứt trên tường thân tháp, mái sảnh tháp; bảo quản bề mặt gạch phục chế sau tu bổ. Gia cố tạo chân đỡ cho khối xây vòm cửa hướng đông có nguy cơ sụp đổ; khối xây bị mất do mục ở chân tháp các mặt phía Nam, Tây, Bắc và khối xây tường thân tháp; Lát gạch phục chế nền lòng tháp; Chống mối công trình. Các hạng mục công trình phụ trợ, phục vụ trùng tu gồm: Nhà làm việc, kho kết hợp với sơ chế vật liệu; Nhà che và dàn giáo phục vụ thi công.

Hoa văn trên tháp Khương Mỹ
Hoa văn trên tháp Khương Mỹ

Đồng thời lưu ý dự án phải đảm bảo các danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn như: TCVN 12603:2018 Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật; Quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng cho công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di tích, danh lam thắng cảnh; Các quy chuẩn liên quan đến trùng tu, tu bổ tháp Chăm; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan.

Theo Phòng Văn hóa Thông tin huyện Núi Thành, di tích tháp Chăm Khương Mỹ được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1989, gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau, được xếp theo trục Bắc - Nam gồm: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam.

Cụm tháp này có kiến trúc kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng đầu tiên, lớn nhất trong nhóm, cấu trúc gần như 2 tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có 4 trụ ốp tường. Hoa văn trang trí trên các trụ ốp tường và các mảng tường là các dải hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với hoa văn hình thoi.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.