Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Định: Họp báo cung cấp thông tin Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV

L.Phương - 20:46, 29/08/2023

Chiều 29/8, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định, năm 2023 tổ chức họp báo thông tin Ngày hội.

Quang cảnh buổi Họp báo
Quang cảnh buổi Họp báo

Theo Ban Tổ chức, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại Bình Định, năm 2023 trong khuôn khổ Đề án “Tổ chức định kỳ ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các DTTS theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL ngày 7/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).

Ngày hội là sự kiện văn hóa với quy mô lớn được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Kết luận số 76- KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị. 

Qua đó, Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) - Phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung thông tin tại cuộc Họp báo
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) - Phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung thông tin tại cuộc Họp báo

Các nội dung hoạt động của Ngày hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương. 

Các chương trình tham gia Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân, đề cao vai trò của chủ thể văn hóa các dân tộc miền Trung, bảo đảm yếu tố bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố thời đại. Các nội dung hoạt động của Ngày hội do các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng... là người DTTS thực hiện.

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu, trao đổi thông tin tại buổi Họp báo
Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu, trao đổi thông tin tại buổi Họp báo

Tại buổi họp cáo, thông báo nội dung các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) - Phó Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết: Ngày hội có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển”. Đến nay, có 11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung tham gia gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Định tham dự Ngày hội.

Cùng với đó, Liên hoan Văn nghệ quần chúng với nội dung giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung (diễn ra từ ngày 8 - 9/9); Trình diễn Trang phục dân tộc truyền thống (thời gian và địa điểm được lồng ghép vào nội dung Liên hoan Văn nghệ quần chúng theo thứ tự trình diễn của mỗi đoàn tại Trung tâm Hội nghị tỉnh); Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương (diễn ra tối 9/9); Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương (diễn ra từ ngày 8 - 10/9); Trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực (diễn ra ngày 10/9); Hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân (diễn ra từ ngày 8 - 10/9); Hoạt động du lịch chủ yếu thi trình diễn kỹ năng du lịch cộng đồng, thuyết minh, giới thiệu điểm đến và tìm hiểu những kiến thức cơ bản phục vụ tại các cơ sở Homestay (diễn ra ngày 8/9)…

Phóng viên các cơ quan báo chí đặt câu hỏi tại buổi Họp báo
Phóng viên các cơ quan báo chí đặt câu hỏi tại buổi Họp báo

Phát biểu tại buổi Họp báo, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: Ngày hội lần này có sự tham gia của hơn 1.000 vận động viên, diễn viên, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của các dân tộc khu vực miền Trung. Ngoài các hoạt động văn hóa thể thao thì đây là dịp để tôn vinh, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc khu vực miền Trung. 

“Năm nay có nhiều nét mới hơn đó là kết hợp tổ chức Ngày hội với các hoạt động quảng bá du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc trong khu vực. Như vậy sẽ làm phong phú đa dạng thêm các nội dung trong Ngày Hội”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ thêm.

Tại buổi Họp báo, sau các ý kiến của các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên về công tác chuẩn bị Ngày hội; những nét đặc sắc văn hóa tại Ngày hội lần này… đại diện Ban Tổ chức đã trao đổi, cung cấp thông tin đầy đủ và làm rõ hơn các ý kiến đã nêu. Đặc biệt, cho đây là cơ hội quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, cũng như là cơ hội để Bình Định kích cầu du lịch trong mùa thấp điểm.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch