Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bình Phước: Tập trung giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Uyển Nhi - 10:05, 25/11/2022

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách mới, đặc thù về tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021-2030. Trong giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước sẽ tập trung nguồn lực giảm 600 hộ nghèo DTTS và riêng trong năm 2022 là 203 hộ giúp nhiều hộ nghèo DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ nguồn vốn cho vay nhiều hộ gia đình ở Bù Đốp đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh minh họa
Từ nguồn vốn cho vay nhiều hộ gia đình ở Bù Đốp đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh minh họa

Là huyện biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bù Đốp đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.

Trong giai đoạn 2015-2020, Bù Đốp đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,06%. Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 44 triệu đồng/năm, tăng 38 triệu đồng so với thời kỳ đầu thành lập huyện. Đặc biệt, thu - chi ngân sách những năm gần đây chuyển biến tích cực, là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế của tỉnh Bình Phước. 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Cuối năm 2021, Bù Đốp đã có 5/6 xã về đích nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2022, đạt 100% xã về đích nông thôn mới, thị trấn Thanh Bình phấn đấu đạt chuẩn đô thị văn minh vào năm 2023. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển mạnh. Hình ảnh nhà tranh nứa lá, trường học tạm bợ cách đây hàng chục năm, giờ đã lùi xa, thay thế bằng những mái trường khang trang, đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương và luân chuyển hàng hóa.

Trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Bù Đốp sẽ tập trung nguồn lực giảm 600 hộ nghèo DTTS và riêng trong năm 2022 là 203 hộ. Cùng với nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi khác, việc triển khai một lần nữa thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, tiếp tục là nguồn lực quan trọng giúp đồng bào DTTS lựa chọn, chuyển đổi ngành nghề phù hợp, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo  Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách đặc thù dành cho đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo. Đối tượng thụ hưởng được tiếp cận tối đa 100 triệu đồng với lãi suất thấp, thời gian trong 10 năm, phục vụ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế ổn định lâu dài.

Từ nguồn lực gần 5 tỷ đồng cho vay theo Nghị định số 28, qua tuyên truyền, triển khai rà soát các đối tượng người DTTS có nhu cầu về vốn, từ cuối tháng 10 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đã hoàn thiện hồ sơ, giải ngân cho 32 hộ vay gần 3 tỷ đồng./.

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).