Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Thuận: Tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2023 từ ngày 13 - 14/10

T.Hợp - 11:15, 17/08/2023

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết) năm 2023. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 - 14/10 với nhiều phần lễ truyền thống và phần hội mang đậm văn hóa dân tộc Chăm.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lễ hội Katê là Lễ hội truyền thống của người Chăm tỉnh Bình Thuận được tổ chức hàng năm. Đây là hoạt động nhằm tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và du khách. Quảng bá, giới thiệu và khai thác văn hóa, nghệ thuật dân giantruyền thống quý giá của dân tộc Chăm ở Bình Thuận nói chung và Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư nói riêng để phục vụ du lịch, thúc đẩy văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Năm 2023, theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Katê sẽ được tổ chức vào ngày 13, 14/10/2023 tại di tích tháp Pô Sah Inư, khu phố 5, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ được xem là nội dung chính, cốt lỗi của Lễ hội, với mong muốn cầu cho “Quốc thái dân an”, “Mưa thuận gió hòa” tạo sự gắn kết giữa các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh.

Trong đó phần Lễ diễn ra trong ngày 13/10 với nội dung chính, cốt lõi, do các chức sắc tôn giáo Chăm huyện Hàm Thuận Bắc điều hành có Nghi lễ cúng cầu an tại Tháp chính và bà con người Chăm, thực hiện nghi thức múa mừng, thỉnh mời thần linh; Nghi lễ Nghinh rước y trang nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp chính; mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục và đại lễ cúng tạ ơn nữ thần Pô Sah Inư và các vị thần linh. 

Phần Hội sẽ diễn ra các trò chơi dân gian như: Thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật, bịt mắt đập niêu, thổi kèn Saranai, trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng để dâng tế nữ thần Pô Sah Inư, giao lưu nghệ thuật dân gian Chăm do đội văn nghệ dân gian Chăm đến từ các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh biểu diễn.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.