Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bỏ hoa màu trồng cam, quýt cho thu nhập khá

Trung Dũng - 14:46, 14/10/2020

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã mạnh dạn chuyển đổi đất hoa màu sang trồng cây ăn quả và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, mô hình trồng quýt đường kết hợp với cam sành của ông Nông Văn Luyện ở thôn 5, xã Cư M’gar là một điển hình.

Ông Nông Văn Luyện đang chăm sóc cây quýt đường.
Ông Nông Văn Luyện đang chăm sóc cây quýt đường.

Trước đây, trên diện tích đất canh tác của gia đình ông Luyện chủ yếu trồng bắp, đậu… nhưng thường xuyên bị mất mùa, giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2013, sau khi tham quan, tìm hiểu một số mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh Bình Phước, ông đã đưa gần chục cây quýt đường và cam sành vào trồng thử nghiệm.

Nhờ nắm chắc được kỹ thuật, cũng như hiểu đặc tính của các loại cây, chỉ sau hơn 1 năm chăm sóc, cây quýt đường và cam sành của gia đình đã bắt đầu cho quả. Để cây tập trung chất dinh dưỡng phát triển, ông đã hái bỏ lứa trái đầu để tiếp tục đầu tư, chăm sóc. Sang năm thứ hai, khi cây cam, quýt đã trưởng thành, ông Luyện mới để cho hoa đơm trái…

Từ kinh nghiệm tích lũy được cùng hiệu quả kinh tế vườn cây mang lại cho gia đình, năm 2017 ông Luyện đã đưa thêm hàng trăm cây quýt đường và cam sành vào trồng. Hiện nay, tổng diện tích quýt đường, cam sành của gia đình đã lên đến 3,5 sào, với gần 430 cây, trong đó có 280 cây đã cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây quýt đường cho thu hoạch 60kg/năm, cam sành 30kg/năm. Với chất lượng trái to, màu sắc đẹp, ngon ngọt… nên thương lái tìm đến tận vườn để thu mua với giá bán từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Có thời điểm, giá quýt đường lên 15.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, chăm sóc, cây quýt đường đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập đáng kể. Hiện, gia đình ông đang có kế hoạch mở rộng thêm quy mô trồng quýt đường và cam sành nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình…

Đưa chúng tôi đi tham quan vườn cam, quýt của gia đình, ông Luyện chia sẻ: “Từ đầu năm 2020 đến nay, gia đình tôi thu hoạch được 2,1 tấn cam, quýt. Dự kiến đến cuối năm sẽ lên đến 3,6 tấn, sau khi trừ hết các chi phí đầu tư, chăm sóc vẫn lãi được 7.000 đồng/kg, mức thu nhập này cao hơn rất nhiều lần so với trồng hoa màu. Thường thì phải bước sang năm thứ tư, thứ năm, cây cam, quýt mới bước vào thời kinh doanh ổn định, lúc đó năng suất sẽ còn cao hơn nữa. Nếu chăm sóc tốt, quýt có thể cho năng suất đạt 120/kg/cây/năm và cam sành được 50 - 60kg/cây/năm…”.

Theo ông Luyện, cây quýt đường rất dễ chăm sóc, người trồng chỉ cần bón phân, tưới nước hợp lý, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu hại, phòng trừ kịp thời thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Để chất lượng trái bảo đảm, nên trồng thưa, cây hứng đủ ánh sáng, trái sẽ to, tuổi thọ cây kéo dài, nên để số lượng trái phù hợp với tuổi và sức khỏe của cây. Sau mỗi lần thu hoạch trái, phải bón phân, cắt cành tạo tán, loại bỏ những cành khô héo, sâu bệnh để dưỡng cho mùa sau…

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.