Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Cảnh báo tình trạng bị chó dại tấn công ở vùng đồng bào DTTS

Khánh Ngân - 23:58, 18/05/2023

Mặc dù đã quy định rõ về mức phạt đối với hành vi thả rông, không đeo mõm cho chó, thế nhưng ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS hiện tượng thả rông chó vấn diễn ra phổ biến. Mùa nắng nóng đang đến cũng là thời gian cao điểm bệnh dại bùng phát nếu không có giải pháp, tăng cường tuyên truyền thì nguy cơ bị chó dại tấn công, những cái chết thương tâm do bệnh dại là điều khó tránh khỏi.

Cảnh báo tình trạng chó dại tấn công ở vùng đồng bào DTTTS
Kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 7 người bị chó dại tấn công, trong đó có 6 nạn nhân đã tử vong

Tử vong do bị chó cắn nhưng không tiêm phòng bệnh dại

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về mức xử phạt đối với hành vi thả rông, không đeo rọ mõm với người nuôi chó thả rông. Theo Nghị định, người nuôi chó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng trong trường hợp thả rông, không đeo rọ mõm cho chó mỗi khi thả chó ra ngoài…

Dù đã có chế tài xử phạt, thế những đồng bào DTTS nói riêng và vùng nông thôn nói chung bà con vẫn giữ thói quen thả rông chó nuôi. Hơn nữa, khi bị chó cắn, bà con vẫn chủ quan không đi tiêm phòng bệnh dại. Khi phát hiện ra thì đã muộn, điều đáng tiếc đã xảy ra.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước xảy ra 6 ca tử vong do bệnh dại. Cụ thể, tại tỉnh Lào Cai là nữ nạn nhân 23 tuổi, dân tộc Mông, trú tại thôn Thẩm Phúc, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà đã tử vong do bị chó cắn. Sau khi cắn bệnh nhân 3 ngày, con chó đó chết. Bệnh nhân không tiêm Vaccine huyết thanh phòng bệnh dại. Sau đó, bệnh nhân đi làm tại Hà Nội và phát bệnh dẫn đến tử vong.

Trước đó, vào tháng 1/2023, người này có biểu hiện bệnh và đi khám ở bệnh viện tư nhân, được chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với các biểu hiện của bệnh: mệt mỏi, khó chịu, khó thở, co giật, xuất tiết đờm dãi nhiều. Ngày 17/1, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước bọt và dịch não tủy để xét nghiệm, kết quả xác định dương tính với Virus dại.

Ngày 16/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên xác nhận có một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Trường hợp bị tử vong vì bệnh dại là ông L.X.D (45 tuổi ở Hòa Đồng, Tây Hòa, Phú Yên), khởi phát bệnh ngày 9/3 (bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi). Theo đó, ngày 13/3, bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, lơ mơ không tỉnh táo, yếu tay chân, chảy nước dãi, không ăn uống được và đến sáng 14/3 thì tử vong tại nhà. Trước đó ông L.X.D bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng dại mà chỉ sát khuẩn vết thương do chó cắn.

Cảnh báo tình trạng chó dại tấn công ở vùng đồng bào DTTTS 1
Tiêm phòng dại cho chó nuôi và người bị chó cắn là cách tốn nhất để đảm bảo an toàn tính mạng

Riêng tại tỉnh Gia Lai, đầu năm 2023 đến nay, đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các nạn nhân là ông V.X.P (sinh năm 1951, ở làng Le, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ); chị chị R.H (sinh năm 1974, ở thôn Hố Lâm, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) và ông L.Đ.A (sinh năm 1956, ở tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro).

Ngoài ra, tại tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Trị mỗi địa phương ghi nhận 1 trường hợp bị chó dại tấn công và nạn nhân đều phát bệnh. Trong đó trường hợp bệnh nhân ở tỉnh Quảng Ninh đã tử vong.N.T.K.C. (sinh năm 1984) ở thị trấn Bến Quan, huyện Vinh Linh may mắn thoát chết nhờ vào 3 mũi tiêm huyết thanh phòng dại.

Ngoài ra, còn một trường hợp ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị chó dại tấn công, nhưng may mắn thoát chết nhờ vào 3 mũi tiêm huyết thanh phòng dịch.

Báo động tình trạng trả rông chó

Điều đặc biệt là, cả 7 trường hợp bị chó dại tấn công, trong đó 3 ca đã tử vong xảy ra ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Nguyên nhân được cho là tình trạng thả rông chó ở những vùng này còn phổ biến. Hơn nữa, khi bị chó tấn công, các nạn nhân do thiếu hiểu biết, hoặc chủ quan nên đã không đi tiêm phòng huyết thanh phòng dại dẫn đến tử vong trong tiếc nuối.

Cảnh báo tình trạng chó dại tấn công ở vùng đồng bào DTTTS 2
Lên xã vùng cao Trọng Hóa, không khó để bắt gặp tình trạng chó nuôi thả rông mà không được đeo rọ mõm

Có mặt tại xã Trọng Hóa, huyện vùng cao minh Hóa (Quảng Bình) có gần 80% dân số là người DTTS. Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng thả rông chó nuôi để canh nhà vẫn diễn ra phổ biến. 

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa xác nhận, đồng bào ở đây có thói quan nuôi chó để trông nhà. Trong quá trình nuôi, đồng bào vẫn giữ thói quen thả rông. Xã đã có tuyên truyền về tác hại của bệnh dại và khuyến cáo bà con xích, nhốt chó để đảm bảo an toàn trong mùa nắng nóng.

Không riêng gì Dân Hóa, vùng đồng bào DTTS ở các xã miền Tây của tỉnh Quảng Bình, tình trạng thả rông chó cũng đang diễn ra phổ biến. Trong quá trình tham gia giao thông không khó để bắt gặp chó thả rông ngoài đường. Bên cạnh nguy cơ tấn công người, chó thả rông còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông. Trên thực tế, cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn liên quan đến tình trạng chó thả rông.

Cảnh báo tình trạng chó dại tấn công ở vùng đồng bào DTTTS 3
Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ đã quy định rõ về lỗi hành vi thả rông chó; mức phạt tiền...thế nhưng tình trạng thả rông chó vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn diễn ra phổ biến

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định rõ về lỗi hành vi thả rông chó và mức phạt tiền…; chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền để Nhân dân chấp hành. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa thực sự được người dân chấp hành, địa phương giải quyết triệt để.

Trước mùa nắng nóng, cao điểm của bệnh dại, các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể địa phương, cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về tiêm phòng huyết thanh phòng dại khi bị chó tấn công; bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng dại 100% trên đàn chó. Đồng thời, thực hiện xử phạt đúng theo tinh thần của Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP để bảo đảm an toàn cho người dân.