Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Cao Bằng: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Mộc Nhi - 15:10, 13/11/2023

Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo… giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã huy động lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các CTMTQG với tổng số vốn thực hiện hơn 14.600 tỷ đồng
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã huy động lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các CTMTQG với tổng số vốn thực hiện hơn 14.600 tỷ đồng

Trợ lực từ các chương trình, chính sách

Là một tỉnh nghèo, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2023, toàn tỉnh còn 37.409 hộ nghèo, và 19.084 hộ cận nghèo, ngoài ra tỉnh còn có trên 11.000 hộ gia đình chính sách và hộ nghèo hiện đang sinh sống trong nhà tạm, nhà dột nát và nhiều trường học bán trú chưa được xây dựng…

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi bền vững, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo đà cho kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh vươn lên phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Theo kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Cao Bằng là gần 7.500 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện được trên 820 tỷ đồng. Dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình năm 2023 là hơn 1.500 tỷ đồng.

Để phát huy hiệu quả của nguồn vốn cũng như khai thác thế mạnh của địa phương tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với xây dựng phương án vay vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, chăn nuôi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững; phát triển cây đặc sản của địa phương, cây có giá trị kinh tế cao.

Nhiều hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nguồn vay vốn tín dụng chính sách.
Nhiều hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nguồn vay vốn tín dụng chính sách.

Trước đây, gia đình chị Ngô Thị Sống ở xóm Xí Thầu, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình thuộc hộ nghèo của xã. Từ năm 2018, được Nhà nước hỗ trợ cây, con giống từ các chương trình, dự án và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 45 triệu đồng, chị Sống đầu tư nuôi lợn đen, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa hơn 10 con lợn thịt bán ra thị trường, trừ chi phí thu nhập 20-30 triệu đồng/năm. Đến nay, tổng thu nhập của gia đình chị Sống trên 60 triệu đồng/năm. Gia đình chị đã thoát nghèo, xây được nhà ở kiên cố, cuộc sống ổn định…

Hay như ở xóm Lũng Liềm, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cả xóm có 128 hộ, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 85%. Từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, xóm Lũng Liềm được hỗ trợ 26 con bò giống sinh sản. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án được nhận 1 con bò cái sinh sản chất lượng cao và được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Với việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất mang đến cơ hội cho hộ nghèo, cận nghèo có thêm động lực để thực hiện mô hình sản xuất, chăn nuôi một cách hiệu quả và quan trọng hơn hết là đã góp phần thay đổi nhận thức, giúp họ tự tin, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mô hình nuôi lợn đen tại huyện Hà Quảng, Cao Bằng đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Mô hình nuôi lợn đen tại huyện Hà Quảng, Cao Bằng đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Những kết quả đáng ghi nhận

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách của Đảng, Nhà nước, giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả nổi bật, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. GRDP bình quân đầu người là 39,84 triệu đồng, 48,2% lao động được qua đào tạo, 92% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 37.409 hộ nghèo chiếm 28,94%, giảm 4,29% so với đầu kỳ rà soát; có 19.084 hộ cận nghèo, chiếm 14,76%.

Từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã đầu tư, hoàn thiện hơn 50 km đường giao thông liên xã, đường từ huyện đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; trên 150 km đường liên xóm được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; thêm 2 trường và trên 20 trạm y tế được xây dựng kiên cố; thêm 1% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; hơn 1.600 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Các mục tiêu về giáo dục, y tế, chăm sóc phụ nữ và trẻ em đều có bước phát triển. Công tác bảo tồn, phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tiếp tục được quan tâm. Việc đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tiếp tục được thực hiện. Mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt…

Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc được tiếp cận nguồn vốn, phát triển chăn nuôi.
Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc được tiếp cận nguồn vốn, phát triển chăn nuôi.

Theo kế hoạch đề ra giai đoạn 2023 - 2025, hằng năm tiếp tục rà soát, hỗ trợ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát mới phát sinh; kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình nhà ở đã hỗ trợ trên địa bàn. Dự kiến giai đoạn 2023-2025, tỉnh Cao Bằng tiếp tục dành 23,648 tỷ đồng bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn và giai đoạn 2026-2030 là 50,72 tỷ đồng.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ và Nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí công tác dân tộc và chính sách dân tộc, từ đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng vùng đồng bào DTTS, ưu tiên cho công tác giảm nghèo, phát triển nhanh kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn bức xúc của đồng bào. Đồng thời tiếp tục chủ động tham mưu cho UBND tỉnh triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 20212-2030 đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Có thể thấy, việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách, chương trình, kế hoạch... vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đem lại những thay đổi tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, góp phần giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc trong tỉnh; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo khí thế phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là động lực để thời gian tới, tỉnh Cao Bằng tiếp tục có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo cho người dân.


Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.