Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Cây phù dung - Vị thuốc quý ít ai biết

Như Ý - 19:10, 26/07/2023

Cây phù dung còn có tên gọi khác là mộc phù dung, mộc liên, cự sương, sương giáng, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung, địa phù dung, thủy phù dung, thất tinh... có vị cay, tính bình. Trong Đông y thường dùng lá, hoa và vỏ rễ phù dung làm thuốc rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hoa phù dung mời các bạn tham khảo.

 Trong Đông y thường dùng lá, hoa và vỏ rễ phù dung làm thuốc rất hiệu quả
Trong Đông y thường dùng lá, hoa và vỏ rễ phù dung làm thuốc rất hiệu quả

Điều trị viêm khớp: Dùng 15g hoa phù dung hòa cùng 15g đậu đỏ, đem nghiền nhuyễn và cho thêm mật ong vào trộn đều. Bạn dùng hỗn hợp đó đắp vào chỗ viêm khớp mỗi ngày 1 lần vào buổi tối và đắp liên tục 5 ngày.

Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

Chữa ho ra máu: Dùng hoa phù dung 9 - 10 bông, sắc nước uống, ngày 2-3 lần.

Chữa ho do hư lao: Hoa phù dung 60 - 120g, lộc hàm thảo 30g, đường đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.

Chữa bỏng: Dùng 15g hoa phù dung hòa cùng 9g thanh đại tán thành bột sau đó trộn vào nhau và thoa lên các vết bỏng, thoa liên tục 3 ngày.

Hoặc dùng một lượng hoa tươi vừa đủ ngâm vào dầu ăn đợi đến khi hoa chìm thì lọc bỏ bã và lấy phần dầu. Dùng phần dầu đó thoa lên vết thương 2 - 3 lần/ngày.

(Tổng hợp) Cây phù dung – vị thuốc quý ít ai biết 1

Chữa cảm mạo: Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa áp - xe phổi: Hoa phù dung 30g sắc uống. Có thể cho thêm 10 - 20g đường phèn.

Bệnh zona (giời leo): Chuẩn bị lá hay hoa phù dung phơi khô nghiền nhuyễn hòa cùng giấm gạo. Sau đó, bạn đắp lên vết thương, bạn cần đắp 3 - 4 lần/ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Dùng hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào nơi tổn thương.

Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

Trị trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho trẻ ăn hàng ngày.

(Tổng hợp) Cây phù dung – vị thuốc quý ít ai biết 2

Chữa mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú:

Thuốc uống trong: Hoa phù dung 30g, đan bì 15g, sắc uống.

Thuốc dùng ngoài có thể dùng một trong số các bài thuốc sau:

Hoa và lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm theo tỷ lệ 1: 4 rồi đắp lên tổn thương, ngày 1 lần hoặc cách ngày thay thuốc một lần.

Hoặc: Lá phù dung, phơi khô, nghiền mịn, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử), sao tồn tính, hai thứ lượng bằng nhau, nghiền bột mịn, hòa với mật ong trộn đều, bôi vào vết thương.

Hoặc: Hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Hoặc: Hoa hay lá phù dung 1 phần, củ chuối tiêu 2 phần, lá vòi voi (có thể thay bằng rau má tươi) 1 phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương.

Hoặc: Hoa hay lá phù dung 1 phần, lá dâu leo (nho dại) 1 phần, hai thứ giã nát, trộn thêm chút muối rồi đắp vào nơi tổn thương.

(Tổng hợp) Cây phù dung – vị thuốc quý ít ai biết 3

Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: Dùng hoa phù dung khô 10 - 15g (20 - 30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

Trị xuất huyết tử cung: Hoa phù dung 9 - 30g sắc uống, hoặc hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.

Chữa thống kinh: Đế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.

Khí hư (bạch đới): Hoa phù dung 10 đóa, sắc uống.

Viêm âm đạo: Dùng lá phù dung tươi khoảng 1 kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

Hoặc lá phù dung 1kg, sắc kỹ lấy 1000ml nước thuốc, bỏ bã, để nguội, cho thêm Benzoic Acid 0,3%, sau đó dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa kỹ, mỗi ngày 1 lần.

Hoặc dùng lá phù dung tươi khoảng 500g, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày 1 lần, làm liên tục 5 - 7 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.