Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo

Phong Linh - 10:31, 22/10/2019

Tiếp bước thành công của chương trình “Nâng bước em đến trường”, năm học 2019 - 2020, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã triển khai mô hình mới “Con nuôi Đồn Biên phòng”. Mặc dù mới đi vào hoạt động, song những tình cảm, hành động cao đẹp của người lính biên phòng đã tạo được niềm tin lớn lao trong người dân vùng biên.

Cán bộ Biên phòng hướng dẫn 2 em Mùa Bá Sâu và Vi Dương Cầm gấp chăn màn gọn gàng.
Cán bộ Biên phòng hướng dẫn 2 em Mùa Bá Sâu và Vi Dương Cầm gấp chăn màn gọn gàng.

Từ nay, hai cậu bé có hoàn cảnh hết sức khó khăn là Vi Dương Cầm (SN 2011), dân tộc Thái, trú tại bản Tằng Phăn, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn và Mùa Bá Sâu (SN 2008), dân tộc Mông, trú tại bản Phù Khả 2, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn đã trở thành con nuôi của Đồn biên phòng (ĐBP) Na Ngoi. Hai em có thêm những người “bố” mới và ngôi nhà thứ 2.

Bố đẻ của Mùa Bá Sâu mất sớm, mẹ của Sâu đi thêm bước nữa với người đàn ông nước láng giềng Lào và định cư luôn tại đây. Sâu về sống cùng ông bà nội, song ông bà thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Ông bà đã tuổi cao sức yếu nên hầu như Sâu chịu cảnh đói nghèo, thiếu thốn quanh năm.

Bố và mẹ của em Vi Dương Cầm không có việc làm, nhà lại đông con. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh cũng đặc biệt khó khăn. Điểm chung giữa Sâu và Cầm đều rất ham học và rất khao khát muốn được đi học nhưng điều kiện gia đình không cho phép.

Biết được hoàn cảnh của 2 em, cán bộ, chiến sĩ ĐBP Na Ngoi đã cùng thầy cô giáo và cán bộ ở xã, bản đến tận nhà để tìm hiểu gia cảnh, hỏi ý nguyện của các em và gia đình, thông báo chủ trương nhận con nuôi.

Mô hình “Con nuôi ĐBP” chính thức bắt đầu được thực hiện từ tháng 8/2019. Với mô hình này, các ĐBP trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ đón nhận các cháu trong độ tuổi 6 - 15 tuổi (có thể nhỏ hơn, nhưng phải bảo đảm được việc chăm sóc), con em của đồng bào DTTS, có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, các cháu mồ côi, các cháu con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách, giúp các em có chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt phù hợp.

Ngoài các ĐBP trực tiếp nhận nuôi, thì thủ trưởng Bộ Chỉ huy, các phòng ban, văn phòng và các đơn vị không trực tiếp nuôi cháu thì cũng đăng ký nhận nuôi các cháu bằng cách ủng hộ kinh phí 200.000 đồng/cháu/tháng... Theo đó, thủ trưởng Bộ Chỉ huy, mỗi đồng chí nhận đỡ đầu ít nhất 1 cháu; các phòng ban, văn phòng bộ chỉ huy đỡ đầu ít nhất 2 cháu. Hoạt động này sẽ được duy trì đến khi các cháu học xong các cấp học.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có tổng số 16 cháu học sinh được nhận nuôi trực tiếp tại các ĐBP thuộc BĐBP tỉnh. Cụ thể, ĐBP Môn Sơn nhận nuôi 4 cháu học sinh tộc người Đan Lai. ĐBP Mường Ải đảm nhận nuôi 2 cháu người dân tộc Mông và Khơ-mú. ĐBP Keng Đu nhận 2 cháu người dân tộc Khơ-mú. ĐBP cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn 2 cháu và ĐBP Nậm Càn 2 cháu đều là người dân tộc Mông. ĐBP Na Ngoi nhận nuôi 2 cháu và ĐBP Thông Thụ nhận nuôi 2 cháu.      

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.