Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Chiếc Lù cở của đồng bào Mông vùng cao

PV - 14:42, 08/09/2020

Lù cở (gùi), là một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu có dịp lên vùng cao Sơn La, hình ảnh rất đỗi thân quen mà bạn dễ dàng bắt gặp là những người phụ nữ Mông khoác lù cở xuống chợ hoặc lên nương.

Lù cở mang mận ra chợ. Ảnh: BP
Lù cở mang mận ra chợ. Ảnh: BP

Chị Mùa Thị Do, ở bản Nặm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, mỗi khi ra khỏi nhà là khoác trên vai chiếc lù cở. Cho dù kinh tế gia đình nay đã khá giả, có xe máy không phải đi bộ nữa nhưng chẳng mấy khi chị thiếu vật dụng này bên mình.

Chị Do cho biết, các cụ già trong bản bảo rằng, sống ở núi, đèo cao dốc đứng, lối bước gập ghềnh nên chẳng thể gánh gồng, vậy là người Mông sáng tạo ra chiếc lù cở: “Lù cở mình làm thường có miệng hình tròn, dáng vuông với nhiều kích cỡ. Nguyên liệu đan lù cở là tre, nứa và dây mây rừng. Có nhiều loại to, loại nhỏ khác nhau để đi nương, đi chợ, cho người già, trẻ con đều mang được”.

Chiếc lù cở quen đến nỗi như một thứ đồ "trang sức" mỗi khi xuống chợ, lên nương hay ngay cả đi chơi hội mùa xuân. Người phụ nữ Mông đã có chồng có con, mang lù cở thể hiện sự đảm đang, chăm chỉ thu vén cho gia đình. Người chưa có chồng, mang lù cở như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám con trai rằng mình là người đảm đang, khéo léo, biết thu vén.

Nếu bạn lên với bản làng vùng cao Sơn La, dễ dàng bắt gặp hình ảnh một vài người Mông gùi củi, gùi rau cỏ nơi núi cao, vách đá cheo leo, hay trên những nẻo đường xuống chợ, là những lù cở đầy rau xanh, có khi là con gà thò mỏ ra, hay một can rượu ngô vừa nấu. Thú vị hơn cả là những em bé được đặt trong lù cở theo mẹ xuống chợ, lên nương. Khi phiên chợ tan thì chiếc lù cở lại chuyên chở cân muối, cân thịt lợn hay cuộn chỉ thêu theo chân người về bản.

Lù cở gắn bó cả đời với người phụ nữ Mông. Ảnh: BP
Lù cở gắn bó cả đời với người phụ nữ Mông. Ảnh: BP

Với chiếc lù cở trĩu nặng trên vai, đôi chân của người phụ nữ Mông sống trên vùng núi cao mỗi ngày không biết đi bao nhiêu cây số đường núi để lên nương, xuống chợ. Bà Mùa Thị Mó, ở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, cho biết: “Để gùi được nặng, hai chiếc quai đeo của lù cở được làm từ thân cây móc mọc trong rừng, tết chắc chắn và đính vào thân lù cở, để khi đeo dù gùi có nặng đến mấy cũng không thấy đau vai”.

Lù cở không chỉ là vật dụng thiết yếu của đồng bào Mông, mà đã thành nét văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.