Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Cho phép khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc tại Thừa Thiên Huế

Minh Nhật - 05:52, 11/04/2024

Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 9/4, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại Di tích Tháp đôi Liễu Cốc thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện trạng khu vực di tích tháp đôi Liễu Cốc tại thôn BàHiện trạng khu vực Di tích Tháp đôi Liễu Cốc thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huếu Tháp, P.Hương Xuân, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế
Hiện trạng khu vực Di tích Tháp đôi Liễu Cốc thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục đích của việc thăm dò, khai quật khảo cổ tại Di tích Tháp đôi Liễu Cốc nhằm bổ sung hồ sơ khoa học, đề xuất hướng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong thời gian tới.

Theo quyết định, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL giao Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh sẽ phối hợp Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Di tích Tháp đôi Liễu Cốc, từ ngày 9/4 - 5/7. Việc thăm dò, khai quật sẽ được tiến hành với diện tích 80 m2, diện tích thăm dò 20 m2 (4 hố), diện tích khai quật 60 m2 (3 hố). Người chủ trì thăm dò, khai quật là ông Nguyễn Ngọc Chất - Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, Sở VH-TT tỉnh và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi Bộ VH-TT&DL. Trước khi công bố kết quả đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Tháp đôi Liễu Cốc là cụm công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa, được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông - Tây. Lối vào tháp ở phía Đông, phù hợp với nguyên tắc xây dựng của các đền đài thuộc phong cách văn hóa Ấn Độ giáo. 

Hiện Tháp đôi Liễu Cốc đã bị sập đổ và không còn nguyên vẹn. Năm 1926, Tháp đôi Liễu Cốc được Viện Viễn Đông Bác Cổ nghiên cứu xếp hạng là một trong số các di tích được xếp hạng trong toàn cõi Việt Nam và Đông Dương lúc bấy giờ. Ngày 20/7/1994, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) đã có quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.