Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đi chợ phiên Yên Minh

Văn Hoa - 09:42, 27/11/2020

Từ bao đời nay, chợ phiên Yên Minh đã gắn bó với đời sống của bà con các dân tộc huyện Yên Minh và vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, nên duyên của rất nhiều đôi bạn trẻ…

Người mẹ dân tộc Dao địu con xuống chợ.
Người mẹ dân tộc Dao địu con xuống chợ.

Chợ Yên Minh chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, nên từ lúc trời mới tờ mờ sáng, đồng bào người Mông, Dao, Tày, Nùng...trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, từ mọi ngả đường đã đổ dồn về chợ. Người thì đi trên xe thồ, xe gắn máy, người thì đi bộ từ triền núi, ven suối hướng xuống chợ với vẻ háo hức, khẩn trương. Đặc biệt, hầu như người nào cũng mang theo ít nhất là một loại sản vật quen thuộc của đồng bào xuống chợ như: Gạo, ngô, đỗ, rau, củ, quả, bánh trái; các loại nông cụ sản xuất; đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thổ cẩm; các loại dược liệu, mật ong, gia súc, gia cầm…

Dù ngôn ngữ khác nhau, nhưng người dân đến chợ đều hiểu tiếng nên có thể giao lưu, trò chuyện, trao đổi hàng hóa dễ dàng.

Chợ được phân thành từng khu vực để giúp người đi chợ dễ dàng mua được những thứ mình cần. Ví dụ như, khu vực đầu chợ tiếp giáp với con đường Hạnh Phúc chạy qua trung tâm thị trấn, là nơi bày bán các mặt hàng điện tử, đồ dược liệu khô; Khu vực trung tâm chợ thì bày, bán các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, quần áo, thổ cẩm các dân tộc. 

Nhộn nhịp nhất là khu vực ăn uống, các thức quà như: thắng cố, quán bún, quán phở bốc mùi thơm sực mũi khiến ai đi qua cũng muốn dừng lại nếm thử. Đi xuống cuối chợ là điểm bày bán các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm… 

Đặc sản thịt gác bếp tại chợ Yên Minh
Đặc sản thịt gác bếp tại chợ Yên Minh

Cũng như các chợ phiên ở vùng cao, nhiều người đàn ông đến chợ chỉ để được uống vài ly rượu, thưởng thức bát thắng cố, no say là về. Người phụ nữ đến chợ để mua ít thực phẩm, những vật dụng cần thiết trong gia đình, hay chỉ là đưa các con xuống đây để ăn chút quà vặt. Còn các chàng trai, cô gái từ các làng bản xuống đây thường diện những bộ quần áo đẹp nhất để gặp bạn, gặp người mình thương. Từ chợ phiên, đã có bao đôi lứa đã nên duyên vợ chồng.

Tại chợ phiên, chúng tôi ghé vào "sạp" hàng của ông Tè Dóng Lình, dân tộc Mông nhà ở huyện Mèo Vạc. Ông Lình cho biết, sáng nay, ông thức dậy từ lúc 3h để mang hàng xuống chợ bán. Hôm nay, ông bán khá đắt hàng. Hàng hóa có các loại chén, bát, muôi múc mèn mén, chậu rửa chân… đều bằng gỗ, do chính tay ông làm. Tổng giá trị cả "sạp" hàng chỉ khoảng 400 nghìn đồng.

Một góc ăn quà vặt tại chợ Yên Minh
Một góc ăn quà vặt tại chợ Yên Minh

Điểm độc, lạ nhất của phiên chợ là nơi bày bán chim và lợn cắp nách. Những con lợn được buộc dây chéo qua bụng, nhiều người còn cắp bên nách, người đến mua chỉ ước lượng mà không cân đo. Khu vực bán chim của người Mông là nơi thu hút đám đông thanh niên. Thỉnh thoảng, có vài thanh niên Mông vừa bán chim, vừa thổi sáo, thổi khèn để thu hút sự chú ý…

Nhộn nhịp là vậy, nhưng gần như mặc định, chỉ đến quá 13h chiều, chợ phiên sẽ dần vắng khách, chủ các sạp hàng bắt đầu thu dọn hàng hóa để chờ một tuần nữa mới lại bày hàng ra bán. Bà con mang hàng xuống chợ, dù bán được ít hay nhiều thì khi ra về vẫn vui vẻ. Duy nhất là những cửa hàng bán đồ ăn, thắng cố, cơm phở là còn đông khách, thỉnh thoảng có vài đàn ông say rượu ngất ngưởng ra về. Các chàng trai, cô gái cũng tạm biệt và hẹn gặp lại nhau vào phiên chợ tuần sau…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.