Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Chống sạt lở "cuộc chiến" chưa hồi kết: Cà Mau dốc hết sức, dồn lực chống sạt lở (Bài 2)

Phú Nguyễn- CĐ - 23:39, 15/08/2021

Thời gian qua, Cà Mau đã huy động toàn lực lượng từ sức người đến sức của để phòng chống và hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra. Không chỉ vậy, tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, các nhà khoa học để tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp, mô hình mới nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở đất ven biển ven sông.

Dù điều kiện thời tiết khó khăn nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn tìm nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công
Dù điều kiện thời tiết khó khăn nhưng các chủ đầu tư vẫn tìm nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công

Nở rộ công trình chống sạt lở, thích ứng biến đổi khí hậu

Những nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Cà Mau thời gian qua, trong cuộc chiến chống sạt lở bước đầu đã được đền đáp bằng hàng loạt những công trình, dự án chống sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển đã và đang được triển khai thực hiện. Dự án kè cấp bách bảo vệ bờ biển Đông khu vực cửa biển Rạch Gốc, cửa biển Vàm Xoáy được triển khai, với tổng mức đầu tư dự kiến trên 135 tỷ đồng là một điển hình.

Ngoài ra, Dự án xây dựng kè cấp bách bảo vệ đê biển Tây kết hợp xây dựng khu tái định cư, đoạn từ cống Sào Lưới đến Bắc cống Đá Bạc và đoạn từ Nam Đá Bạc hướng về Kênh Mới, cũng đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. 

Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 75 tỷ đồng với tổng chiều dài 3,7km. Đây chính là khu vực rừng phòng hộ biển Tây, rừng ngập mặn rất xung yếu ven biển phía Tây kéo dài từ Tiểu Dừa đến Cái Đôi Vàm khoảng 70 km. Đây là vành đai vô cùng quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ hàng trăm ngàn hộ dân và diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của 8 xã và 2 thị trấn thuộc 3 huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân.

Không chỉ nỗ lực quan tâm đến đầu tư các công trình bảo vệ đê, bảo vệ rừng, mà thời gian qua, tỉnh Cà Mau cũng đã tập trung triển khai nhiều dự án bố trí, ổn định dân cư vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Hiện đã có 14 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng thiên tai được duyệt với 21 khu/điểm dân cư, tổng vốn được phê duyệt khoảng 481 tỷ đồng. Đến nay, đã có 272 hộ, với 1.224 khẩu được bố trí ổn định; Có 7 dự án đang trong quá trình thực hiện, với tổng vốn được duyệt 392 tỷ đồng. Các dự án này hoàn thành, sẽ bố trí ổn định cho hơn 3.678 hộ dân.

Chủ động thích ứng

Mặc dù đã dồn hết sức, dốc toàn lực để triển khai các giải pháp hạn chế sạt lở, nhưng hiện nay, nhu cầu nguồn vốn để triển khai các dự án chống sạt lở và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, vẫn vô cùng lớn và gặp nhiều khó khăn.

Kè ly tâm tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong hạn chế sạt lở tuy nhiên kinh phí đầu tư cao
Kè ly tâm tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ, là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong hạn chế sạt lở tuy nhiên kinh phí đầu tư cao

Đơn cử như, tuyến đê biển Tây của tỉnh Cà Mau giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, tuyến đê chạy qua các huyện ven biển U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân..., với chiều dài 108 km đang nằm trong tình trạng khẩn cấp cần được đầu tư gấp. Đây là tuyến đê có nhiệm vụ bảo vệ đời sống sinh hoạt, sản xuất cho hơn 26.000 hộ dân và gần 129.000 ha đất sản xuất nông nghiệp hệ ngọt phía Bắc của Cà Mau. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về vốn, nên tỉnh Cà Mau vẫn chưa triển khai được.

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, Cà Mau là tỉnh có điều kiện vô cùng khó khăn, nguồn lực hạn chế, trong khi BĐKK thì càng ngày càng phức tạp, tác động rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Do đó, Cà Mau rất cần sự hỗ trợ của trung ương về nguồn vốn để triển khai xây dựng công trình cấp bách và hỗ trợ cho các địa phương bảo vệ tài nguyên, xây dựng mô hình sản xuất thích ứng….

“Những khu vực mà tỉnh đưa vào diện phải xử lý khẩn cấp ngày một nhiều. Năm nay, nhiều hơn năm trước, vừa mới xử lý khẩn cấp khu vực này xong lại xuất hiện khu vực khác. Có thể nói chúng tôi luôn luôn nằm trong tình thế bị động...”, ông Nam chia sẻ.

Tình trạng sụt lún sạt lở đã làm hư hỏng nhiều công trình công cộng và lộ giao thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tình trạng sụt lún sạt lở đã làm hư hỏng nhiều công trình công cộng và lộ giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Ở một khía cạnh khác, dù tỉnh Cà Mau đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, quy hoạch lại dân cư…; nhưng tỉnh lại không đủ vốn để thực hiện những quy hoạch đã được duyệt. Thậm chí những khu vực cực kỳ cấp bách như, khu vực xã Tân Thuận, Tân Tiến của Đầm Dơi, thị trấn Năm Căn, các khu dân cư ven biển tây…. cũng đang phải chờ do thiếu vốn nghiêm trọng.

Đối với Cà Mau, tác động của BĐKK đã quá rõ, quá nhanh, một số vùng hiện nay đang bị ngập, tràn mỗi lúc một sâu hơn, rộng hơn qua từng năm một. Do đó, bên cạnh xây dựng những công trình bảo vệ sản xuất, đời sống người dân, thì việc mọi người phải chủ động thích ứng và sống chung với BĐKK, được xem là giải pháp căn bản nhất và hiệu quả nhất.

“Tỉnh Cà Mau đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân chủ động trong sản xuất với các biện pháp, mô hình, đối tượng sản xuất thích ứng với BĐKK và phát triển bền vững. Một điều đáng mừng là hiện nay, đa phần người dân đã thấy và đã hiểu những tác động tiêu cực của BĐKK nên đã có ý thức chủ động thích ứng và đối phó với BĐKK”, ông Tô Quốc Nam cho biết thêm.

Với 3 mặt giáp biển và có chiều dài bờ biển khoảng 254km. Trong những năm qua, Cà Mau là địa phương đang phải đối mặt và chịu tác động nặng nề do thiên tai và BĐKK ngày càng diễn biến phức tạp. Sạt lở đang trở thành nỗi ám ảnh túc trực hàng ngày đối với chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau. Vấn đề này đã, đang và sẽ còn đe dọa nghiêm trọng về tài sản và tính mạng người dân, nếu các cấp các ngành không triển khai các phương án đầu tư bài bản và tổng thể mang tính cấp bách, chiến lược, lâu dài hơn.

Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.