Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Chưa có sổ đỏ vì chậm điều chỉnh địa giới hành chính

Tùng Lâm - 15:54, 29/10/2019

Thôn Cư Dhắt, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) được thành lập năm 1997. Thế nhưng đến nay, hơn 200 hộ dân của thôn vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nguyên nhân của tình trạng này là do khu vực của thôn nằm giữa ranh giới hai xã Cư Pui và Cư Đrăm của huyện Krông Bông, chậm được điều chỉnh địa giới hành chính.

Nhiều ngôi nhà được xây dựng trên đất chưa có sổ đỏ.
Nhiều ngôi nhà được xây dựng trên đất chưa có sổ đỏ.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Cư Drăm, cho biết khu vực thôn Cư Dhắt phần lớn nằm trên địa bàn xã Cư Pui, nhưng đất là do Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông (Công ty lâm nghiệp Krông Bông) quản lý, trong khi đó, xã Cư Đrăm lại quản lý về mặt hành chính, nhân khẩu, hộ khẩu từ khi thành lập đến nay. 

Thôn nằm cách trung tâm xã Cư Pui khoảng 40 km, cách trung tâm xã Cư Đrăm khoảng 25km, giao thông đi lại rất trắc trở. Trong những năm qua, chính quyền và các đoàn thể của xã Cư Đrăm luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh - trật tự và chăm lo con em họ học hành chu đáo. Tuy nhiên, điều mà người dân ở đây nhiều lần kiến nghị với chính quyền là tạo điều kiện cấp sổ đỏ để có điều kiện vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Ông Ma Seo Lỡ, nguyên Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Cư Dhắt, cho biết: “Tôi đã nhiều lần đề xuất mong muốn của người dân trong thôn với UBND xã, huyện là được tạo điều kiện cấp số đỏ để ổn định cuộc sống và vay vốn. Tuy nhiên, đến nay chưa gia đình nào trong thôn làm được số đỏ kể cả đất ở lẫn đất sản xuất do vướng mắc địa giới hành chính giữa hai xã”. 

Nói về nguyên nhân chậm điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai xã Cư Pui và Cư Đrăm ở khu vực thôn Cư Dhắt, ông Nguyễn Văn Trung cho biết: Thôn Cư Dhắt có 100% đồng bào dân tộc Mông di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào định cư, cho nên tình hình an ninh - trật tự phức tạp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, trên cơ sở kiến nghị của người dân, UBND xã Cư Đrăm đã nhiều lần có văn bản đề nghị lên huyện, tỉnh sớm điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai xã ở khu vực này, giúp chính quyền địa phương thuận lợi trong công tác quản lý hành chính, nhân khẩu, hộ khẩu cũng như đầu tư xây dựng đường giao thông nội vùng, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, cấp số đỏ cho người dân... Chính quyền cũng như người dân mong muốn các cấp, các ngành sớm quan tâm điều chỉnh địa giới hành chính để thuận lợi trong công tác quản lý hành chính cũng như cuộc sống của người dân. 

Chủ tịch UBND xã Cư Pui, ông Nguyễn Văn Tâm, cho rằng: Để điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai xã thì vấn đề quan trọng nhất là cần vẽ lại bản đồ hành chính của hai xã, trên cơ sở đó xác định thôn Cư Dhắt nằm gần trung tâm hành chính xã nào và giao thông đi lại thuận lợi hơn sẽ điều chỉnh về xã đó. Còn vấn đề cấp sổ đỏ cho người dân thì cấp có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi đất lâm nghiệp của Công ty lâm nghiệp Krông Bông giao về cho địa phương quản lý và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chính vì những vướng mắc này cho nên đến nay người dân ở thôn Cư Dhắt vẫn chưa được cấp số đỏ. 

 Theo lãnh đạo hai xã Cư Pui và Cư Đrăm, những nguyên nhân, vướng mắc nêu trên đã được chính quyền hai xã nhiều lần báo cáo huyện, tỉnh và đề nghị sớm có giải pháp xử lý, điều chỉnh địa giới hành chính.

Để điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai xã thì vấn đề quan trọng nhất là cần vẽ lại bản đồ hành chính của hai xã, trên cơ sở đó xác định thôn Cư Dhắt nằm gần trung tâm hành chính xã nào và giao thông đi lại thuận lợi hơn sẽ điều chỉnh về xã đó”.

Chủ tịch UBND xã Cư Pui, ông Nguyễn Văn Tâm

Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.