Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Chuyển đổi số ở TP. Cần Thơ, mở ra cơ hội mới hướng đến tương lai xanh

Minh Huyền - Minh Triết - 11:25, 08/12/2023

Để phát triển nhanh và bền vững, triển vọng TP. Cần Thơ sẽ sớm trở thành Trung tâm vùng, văn minh, hiện đại, là đô thị hạt nhân vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội, TP. Cần Thơ đặt mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực để tận dụng kịp thời những thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số.

TP. Cần Thơ có 100% DN đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế, kê khai thuế qua mạng
TP. Cần Thơ có 100% DN đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế, kê khai thuế qua mạng

Chọn lợi thế, phát huy hiệu quả

Xác định CĐS là xu thế tất yếu, TP. Cần Thơ lựa chọn 9 lĩnh vực ưu tiên thực hiện CÐS, trong đó các lĩnh vực liên quan đến kinh tế số gồm: nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp và du lịch.

Theo ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, từ đầu năm 2023, Sở đã đưa vào vận hành ứng dụng di động Can Tho Smart cung cấp các dịch vụ và tiện ích cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố. Ứng dụng này cung cấp các dịch vụ, tiện ích theo 3 phân hệ chính gồm xã hội số, kinh tế số và chính quyền số. 

“Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan nhà nước để làm thủ tục hành chính, phản ánh kiến nghị, đề xuất... giờ đây người dân, DN có thể tương tác trực tuyến với chính quyền và sử dụng nhiều tiện ích số chỉ thông qua ứng dụng Can Tho Smart. Ứng dụng nhằm góp phần nâng cao chỉ số hài lòng, phục vụ tốt hơn cho người dân, DN, đồng thời là một công cụ quan trọng trong quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số của thành phố...”, ông Mến phân tích.

Toàn TP. Cần Thơ có khoảng 670 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, doanh thu đạt khoảng 6.718 tỉ đồng. Đến nay, có 100% DN đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế, kê khai thuế qua mạng; mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại nhiều chợ truyền thống tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức thanh toán điện tử.

TP. Cần Thơ xác định, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế số thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS. 

Mở rộng hệ thống các ngân hàng, tiến đến mục tiêu đến năm 2025 TP. Cần Thơ có khoảng 80% người trên 15 tuổi có tài khoản và sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt
Mở rộng hệ thống các ngân hàng, tiến đến mục tiêu đến năm 2025 TP. Cần Thơ có khoảng 80% người trên 15 tuổi có tài khoản và sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt

Phát huy hiệu quả, vươn lên tầm cao mới

Năm 2021, Cần Thơ được vinh dự nhận Giải thưởng các thành phố ASEAN bền vững về môi trường; đã xuất sắc cùng 74 thành phố khác trên toàn cầu lọt vào vòng chung kết cho danh hiệu thành phố xanh toàn cầu - Global OPCC. Đồng thời, thành phố cũng tham gia chiến dịch “We Love City” nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của người dân cho sứ mệnh xây dựng một tương lai xanh và bền vững. 

Để tiếp tục phát triển hoàn thiện, đạt mục tiêu là thành phố văn minh đáng sống, ngày 22/9/2022, UBND TP. Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND “Hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn TP. Cần Thơ”. Mục tiêu cụ thể của kế hoạch, là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu…

Quá trình tăng trưởng xanh của thành phố còn gắn liền với mục tiêu tăng khả năng thích ứng của đô thị và tăng cường khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh chóng đã và đang tạo sức ép lớn về nhu cầu phát triển hạ tầng, định hình không gian phát triển. Do đó, để trở thành trung tâm động lực phát triển, là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL, TP. Cần Thơ cần đề ra định hướng phát triển không gian hợp lý, kết hợp sử dụng hài hòa các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hiệu quả và bền vững.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, theo quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các chương trình, dự án và thứ tự ưu tiên trong từng ngành, lĩnh vực đảm bảo phù hợp với quan điểm, các đột phá phát triển và định hướng phát triển của các ngành quan trọng, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng cân đối và huy động vốn đầu tư theo từng thời kỳ; ưu tiên các dự án liên vùng, liên quận huyện, dự án then chốt, lan tỏa và tạo động lực mạnh mẽ; phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư từ bên ngoài các nguồn lực trong và ngoài nước.

Quy hoạch đã được phê duyệt, các sở, ngành thành phố sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra của quy hoạch, trong đó chú trọng các nhóm giải pháp: huy động, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn đầu tư phát triển và cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trưởng lao động; tăng cường bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng các cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý chặt chẽ việc đầu tư phát triển đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính nhà nước. 

"Bên cạnh đó, vận dụng cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để tạo nguồn lực tổng hợp, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố, theo tinh thần Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.”  Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Từng sử dụng xe bán tải, anh Thanh Phong (TP.HCM) quyết định chuyển hẳn sang xe điện với VF 5 Plus và gần đây mua thêm VF 3. Mẫu minicar điện của VinFast gây ấn tượng với anh bởi thiết kế đẹp, khả năng tăng tốc “không bàn cãi” và chi phí tiết kiệm. Mới đây, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Thanh Phong để tìm hiểu thêm về quyết định này của anh.