Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Chuyện về bản du lịch cộng đồng Lao Chải

Thuỳ Anh - 19:09, 13/08/2023

Bản Mông có tên Lao Chải ở Lai Châu từ nơi rừng thẳm đã vươn mình trở thành bản du lịch cộng đồng, thu hút hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm. Sự đổi thay ấy giúp đồng bào thêm gắn bó với bản sắc và vững tin phát triển kinh tế.

Mỗi dịp cuối tuần Lao Chải lại nhộn nhịp và rộn vang tiếng cười của trai gái bản giao lưu.
Mỗi dịp cuối tuần Lao Chải lại nhộn nhịp và rộn vang tiếng cười của trai gái bản giao lưu.

Lao Chải thay áo mới

Từ trung tâm huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu chúng tôi ngược đèo Khun Há, theo con đường bê tông cấp phối dốc cao ngoằn ngoèo để tới bản Lao Chải 1 - nơi sinh sống của 43 hộ gia đình người Mông với gần 250 nhân khẩu. Trước đây đồng bào sống trong bản Lao Chải cũ cách đây hơn 15km, đường vào bản chỉ có duy nhất 1 con đường mòn độc đạo, phương tiện di chuyển duy nhất ngày đó là đi bộ vì đường nhỏ xen với đá núi; cuộc sống của đồng bào quanh năm gắn với củ măng, củ mài với thảo quả và sơn tra.

Ông Cứ A Chu, Bí thư Chi bộ bản Lao Chải 1 bồi hồi khi nhớ về quá khứ: “Không có phương tiện giao thông, không có điện, cả bản là những ngôi nhà gỗ tạm sống dưới tán rừng. Ngày đó, nhiều trẻ con không đi học, người lớn không biết chữ”.

Nơi thâm sơn cùng cốc không đủ đất để bà con canh tác nông nghiệp, đến năm 1997 Đảng bộ huyện Tam Đường cùng xã Khun Há vận động bà con trong bản Lao Chải di chuyển toàn bộ ra vùng ngoài gần trung tâm hơn. “Chính là bản Lao Chải 1 bây giờ, ngoài này có đất trồng lúa, trồng ngô, có thêm diện tích rừng trồng thảo quả và nuôi thêm con lợn, con gà. Thời điểm đó được Nhà nước hỗ trợ làm trường học, đường nước sinh hoạt, đường giao thông, bà con đi lại dễ dàng. Và cũng từ đó các cháu nhỏ được biết cái chữ, người già cũng dần dần biết thêm tiếng phổ thông, bà con dân bản mừng lắm”, ông Chu nói tiếp.

Người Mông ở Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu gìn giữ nghè rèn dao.
Người Mông ở Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu gìn giữ nghè rèn dao.

Theo lời ông Chu, nhờ các nguồn lực từ những Chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2014, bản chúng tôi đã được dùng điện lưới quốc gia, đường giao thông được nâng cấp và mở rộng, nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng, trẻ em có quần áo mới, bà con có tiền mua xe máy để mang nông sản ra trung tâm bán thuận tiện hơn.

Khi ánh sáng về với bản, cũng là khi đời sống bà con tính đến hướng phát triển kinh tế bền vững hơn. Phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu và phong tục tập quán của đồng bào Mông sau Đại hội Đảng bộ xã Khun Há năm 2015, xã đã xây dựng kế hoạch từng bước thay đổi diện mạo cho nông thôn, nâng cao đời sống cho bà con ở Lao Chải.

Xây dựng bản du lịch cộng đồng

Ông Nguyễn Đình Thi, Trưởng Phòng Văn hoá Thông tin huyện Tam Đường chia sẻ, “Nhận thức được lợi thế của địa phương, năm 2015, chính quyền xã đã vận động bà con đi học hỏi kinh nghiệm ở một số bản Mông bên Sa Pa, sau đó về xây dựng bản văn hoá ở bản Lao Chải 2, vì bản Lao Chải 2 ở vùng thấp hơn, điều kiện mặt bằng và giao thông cũng thuận tiện hơn. Chúng tôi đã cùng bà con làm nhà vệ sinh kiên cố đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh và kéo đường điện chiếu sáng trên các đường làng, ngõ xóm”.

Bà con ở Lao Chải 2 đồng lòng cùng chính quyền xây dựng thành điểm bản mẫu về vệ sinh môi trường và kiên cố hoá điện, đường, trường, trạm và nhà ở, biến nhà ở thành homestay, biến bản làng thành điểm tham quan níu chân du khách.“Sau đó chúng tôi vận động bà con ở bản Lao Chải 1 xuống đó học tập kinh nghiệm, sao chép đúng những gì Lao Chải 2 đã làm, bà con cũng hưởng ứng lắm.

Nhân dân ở Lao Chải 1 luôn ý thức giữ gìn cảnh quan đường làng ngõ xóm sạch đẹp.
Nhân dân ở Lao Chải 1 luôn ý thức giữ gìn cảnh quan đường làng ngõ xóm sạch đẹp.

Mọi người cũng sửa sang, trang trí lại nhà cửa, làm thêm cổng gỗ, trồng thêm nhiều cây cảnh. Một số gia đình người Mông còn giữ được nghề rèn dao; phụ nữ Mông vẫn thêu, may quần áo truyền thống cho gia đình... Cuối năm 2017, đầu năm 2018, bản Lao Chải 1 bắt đầu thu hút khách du lịch đến tham quan, sau đó lượng khách lưu trú lại nhà dân ngày càng tăng, chính quyền xã vận động bà con kinh doanh homestay và cung cấp dịch vụ ăn uống, văn nghệ truyền thống để phục vụ du khách...

Gặp chúng tôi trong một buổi tối thứ 7 ở Lao Chải, chị Nguyễn Hồng Anh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Bản làng nơi này khá tươi đẹp, tôi được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết. Các món ăn ở đây đều rất ngon, người dân hiền lành, niềm nở, mến khách, bản Mông này khá ấn tượng trong lòng tôi bởi lần đầu tôi đến một bản Mông sạch và đẹp như thế này, quả thật là thú vị”.

Đến Lao Chải 1 hôm nay, thấy diện mạo hoàn toàn mới. Đời sống, thu nhập của người dân ngày càng phát triển, nâng lên so với trước. Và Khun Há đã dần được biết đến nhiều hơn trong bản đồ du lịch của tỉnh Lai Châu.

Cả bản Lao Chải 1 đến nay có khoảng 10 homestay hoạt động. Mỗi năm Lao Chải 1 đã đón hàng chục nghìn lượt khách đến thăm và lưu trú, riêng năm 2022, bản Lao Chải 1 đã đón khoảng 20 nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến lưu trú, thu nhập bình quân đầu người ở Lao Chải đạt khoảng 38 triệu đồng/người/năm.”

Tin cùng chuyên mục
Bên lề cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội vùng DTTS Nghệ An

Bên lề cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội vùng DTTS Nghệ An

Để có những thông tin chính xác, đầy đủ về thực trạng kinh tế - xã hội vùng DTTS tại Nghệ An, các Điều tra viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Có những địa bàn vùng sâu, vùng xa, Điều tra viên phải mất cả hàng giờ đi bộ, thậm chí ngồi thuyền máy vượt lòng hồ… mới khai thác đầy đủ thông tin của từng hộ.