Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Cơ hội việc làm từ đào tạo nghề theo địa chỉ

Hoàng Quý - 21:23, 14/11/2021

Nhằm định hướng nghề nghiệp, khích lệ, động viên tinh thần học tập của các em học sinh, học viên tham gia học nghề, nhiều địa phương đã đẩy mạnh vận động, hỗ trợ học sinh, học viên; đồng thời tạo nên “sức hút” từ đào tạo nghề theo địa chỉ để tương xứng với nhu cầu việc làm từ thực tiễn...

Lớp gia công sản phẩm mộc (cấp độ quốc tế) tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái
Lớp gia công sản phẩm mộc (cấp độ quốc tế) tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái

Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên đã tăng cường thực hiện mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tích cực trao đổi hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh… 

Các hoạt động về tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm của trường cũng ngày càng được đẩy mạnh, giúp thêm nhiều học sinh, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh ra trường hàng năm tìm được việc làm đạt trên 80% và có mức thu nhập cao.

Chia sẻ về cơ hội việc làm của học viên, thầy Đỗ Xuân Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Điện Biên cho biết,  sinh viên các trường nghề ngay khi đi thực tập đã được các doanh nghiệp trả lương 7 - 9 triệu đồng/tháng. Đối với các ngành nghề được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, sinh viên ra trường có thể có thu nhập 13 - 19 triệu đồng/tháng và được các doanh nghiệp “săn đón” ngay khi vừa tốt nghiệp.

Tuy nhiên theo thầy Tuấn, mặc dù đầu ra được bảo đảm, nhưng thời gian qua, việc học nghề chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn. Để khích lệ, động viên tinh thần học tập của các em, nhà trường đã vận động cán bộ, giáo viên, học sinh quyên góp hỗ trợ, tiếp sức để các em không bỏ học giữa chừng. 

Cùng với đó, Nhà trường cũng  đã chủ động liên hệ, phối hợp các doanh nghiệp, tổ chức triển khai một số mô hình đào tạo liên kết, trong đó doanh nghiệp cam kết hỗ trợ học phí toàn khóa và việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.

Chất lượng lao động vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao
Chất lượng lao động vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao thông qua hoạt động dạy nghề

Hay như Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, để bảo đảm cơ hội việc làm cho học sinh, nhà trường cũng kết nối với hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Được biết, năm học 2020 - 2021, Trường đã tổ chức được 50 đoàn thực tập sản xuất, với tổng số hơn 750 lượt học sinh tham gia tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, như: Công ty Canon Việt Nam, Công ty CP Nội thất Hòa Phát, Công ty LG Việt Nam Hải Phòng, Công ty Kim khí Thăng Long; Công ty Điện cơ Hà Nội… Qua các chuyến thực tập sản xuất như vậy, đã giúp các em học sinh, sinh viên của trường rèn luyện kỹ năng nghề, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật doanh nghiệp.

Em Phùng Văn Hùng, học viên lớp gia công - chế tác đồ mộc chia sẻ: “Thông qua các buổi thực tập, không chỉ tay nghề được nâng cao, được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và trên hết sau khi tốt nghiệp chúng em có ngay được công việc, với mức thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng/tháng”.

Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, những lao động có trình độ, tay nghề cao đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người sử dụng lao động. Họ dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp, thu nhập cao tại quê hương mà không phải tha phương ở những thành phố lớn. Cùng với đó, là các cơ sở đào tạo nghề cũng tăng cường công tác liên kết để tạo việc làm cho học viên, góp phần bảo đảm công việc sau khi tốt nghiệp của học sinh, học viên.

Với mức thu nhập bình quân từ 5 triệu đồng trở lên, thị trường lao động vùng DTTS và miền núi hoàn toàn có thể có những lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Xu hướng phát triển này, mở ra cánh cửa lớn thu hút lực lượng lao động địa phương tiếp cận cơ hội việc làm ổn định, lâu dài.

Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.