Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Cô sinh viên dân tộc Tày với tấm bằng loại Giỏi

Nguyễn Văn Công - 15:38, 24/12/2019

Thành công hay thất bại không được quyết định bởi hai chữ may rủi, mà là cách chúng ta cố gắng, nỗ lực như thế nào trong cuộc sống. Hà Thanh Tâm, dân tộc Tày, sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là minh chứng cho sự cố gắng, nghị lực vươn lên trong học tập.

Hà Thanh Tâm rạng ngời trong ngày tốt nghiệp cử nhân
Hà Thanh Tâm rạng ngời trong ngày tốt nghiệp cử nhân

Thanh Tâm quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định (Lạng Sơn), một vùng quê đặc biệt khó khăn ở miền núi phía Bắc. Bố mẹ Tâm đều là người dân tộc Tày, chủ yếu làm nghề nông nên cuộc sống của gia đình có phần khó khăn.

Những ngày ôn thi vào đại học Tâm chủ yếu tự ôn ở nhà, tự tìm hiểu những dạng bài, nhìn bạn bè đi học thêm khắp nơi Tâm cũng lo. Ngày Tâm đi thi, bố mẹ vừa vui mừng vừa lo. Vui vì con gái đã quyết định đi học để mở ra một cách cửa mới, nhưng cũng lo vì từ đây gia đình sẽ phải vất vả hơn về kinh tế để Tâm yên tâm học hành.

Ngày nhận được giấy báo trúng tuyển vào khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, bố mẹ Tâm hạnh phúc khôn xiết. Những giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt khắc khổ vì tần tảo lo cho cuộc sống gia đình. Nhìn nước mắt bố mẹ rơi, Tâm biết mình cần phải cố gắng học tập hơn nữa.

Vì điểm xuất phát không được thuận lợi nên ngay từ những kỳ học đầu tiên, Thanh Tâm đã lập kế hoạch cho quá trình học tập, của mình. Với sự quyết tâm chịu khó nghiên cứu học tập Tâm đã hai lần được nhận học bổng ở trường, học bổng Vừ A Dính của ĐHQGHN và học bổng Lawrence S.ting của Quỹ Học bổng Lawrence S.ting cho sinh viên nghèo vượt khó năm học 2018-2019. Năm 2019, Thanh Tâm đã tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng loại Giỏi. Em thực sự là một tấm gương sáng vươn lên trong cuộc sống, rất gần gũi, bình dị để các bạn trẻ học tập, noi theo. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.