Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Công viên địa chất toàn cầu ở Đăk Nông: Đòn bẩy cho địa phương phát triển du lịch

Lê Hường - 09:19, 28/07/2020

Vừa qua, Công viên địa chất (CVĐC) Đăk Nông đã được Ủy ban Chương trình và quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là CVĐC toàn cầu. Việc công nhận danh hiệu này không chỉ tạo lợi thế quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, lưu giữ những giá trị địa chất, đa dạng sinh học và nền văn hóa đa dạng của 40 dân tộc, mà còn tạo đòn bẩy lớn cho ngành Du lịch của tỉnh Đăk Nông phát triển.

Những hang động núi lửa nguyên sơ
Những hang động núi lửa nguyên sơ


CVĐC toàn cầu Đăk Nông bao trùm trên 6 huyện, thành phố của tỉnh Đăk Nông (Krông Nô, Cư Jut, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Glong và Gia Nghĩa), trong đó có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước… Nơi đây hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học của khu vực, hứa hẹn là điểm hút du khách quốc tế.

Đến đây du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về sự hình thành của trái đất, thông qua hình thức du lịch địa chất; thăm quan, chiêm ngưỡng hệ thống hang động núi lửa trong đá basal độc đáo, nguyên sơ vốn được xác lập kỷ lục dài nhất Đông Nam Á; ngắm nhìn các thắng cảnh hoang sơ, hùng vĩ; trải nghiệm, khám phá các buôn làng của người Ê Đê, Mnông với nhiều nét độc đáo của văn hóa bản địa...

Hiện nay, CVĐC tỉnh Đăk Nông đã quy hoạch và đầu tư 44 điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch. Các điểm đến được xây dựng theo 3 chủ đề chính: “Trường ca của lửa và nước”; “Bản giao hưởng của làn gió mới” và “Âm vang từ Trái đất” nhằm khai thác tốt nhất giá trị văn hóa, di sản và địa chất. Bên cạnh đó, công viên này cũng đã cơ bản đã hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại các điểm, tuyến du lịch...

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho biết: Tỉnh sẽ tập trung triển khai nhiều nội dung, thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các quy định trong quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản; thực hiện Công ước di sản thế giới và các yêu cầu, khuyến nghị của UNESCO. Sớm hoàn thành đề án khoanh vùng di sản và phương án bảo tồn, phát huy tổng thể các giá trị di sản của CVĐC Đăk Nông, phát triển các sản phẩm để định hướng du lịch cộng đồng và du lịch bền vững tại địa phương. Chú trọng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu được những giá trị quý báu đó, cùng nhau bảo tồn và phát triển. Ưu tiên công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và thu hút đầu tư các khu du lịch trọng điểm.

Hiện nay, tỉnh cũng đang kêu gọi các tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào phát triển du lịch, dịch vụ để hoàn thiện các sản phẩm du lịch và phát triển du lịch vùng CVĐC Đăk Nông. Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế trên cơ sở bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, đa dạng sinh học. Đồng thời xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng CVĐC Đăk Nông.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.