Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đà Nẵng ra mắt mô hình Chợ 4.0

Cát Tường - 14:32, 08/04/2022

Sáng 08/4, tại chợ Cồn (Hải Châu, Đà Nẵng), Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội – Viettel tổ chức ra mắt mô hình chợ 4.0.

Người đi chợ trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ Cồn (ảnh: Nguyễn Tú).
Người đi chợ trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ Cồn (ảnh: Nguyễn Tú).

Nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ trực thuộc, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel Đà Nẵng) tổ chức Lễ ra mắt mô hình Chợ 4.0.

Mô hình Chợ 4.0 góp phần tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, kích thích hoạt động mua sắm. Đồng thời, hướng đến triển khai áp dụng cho các chợ còn lại trên địa bàn thành phố. Hoạt động nằm trong Kế hoạch về phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, với mô hình Chợ 4.0, tiểu thương và khách hàng có thể mua, bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã VietQR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money. Khách hàng có thể thoải mái đi chợ mà không còn có những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa...

Theo Sở Công thương TP Đà Nẵng, sau một thời gian ngắn triển khai, Viettel Đà Nẵng đã xây dựng các điểm nạp/rút trong chợ và xung quanh chợ; trang bị mã code VietQR cho hơn 1.000 tiểu thương tại 3 chợ (Chợ Cồn, Chợ Hàn và Chợ Đống Đa) kết nối với 37 ngân hàng và các ví điện tử tạo tài khoản Viettel Money để hỗ trợ cho tiểu thương và khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển, nạp, rút tiền và mua bán trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi tại 3 chợ trên.

Mô hình Chợ 4.0 tại Đà Nẵng cũng đã thu về nhiều phản hồi và kết quả tích cực. Chỉ trong 2 tháng đầu tiên, hơn 1.000 tiểu thương tại 3 chợ Cồn, Chợ Hàn, Chợ Đống Đa đã đăng ký trở thành điểm chấp nhận thanh toán của Viettel Money và gia tăng từng ngày, việc tiêu dùng không dùng tiền mặt đang len lỏi vào cuộc sống thường nhật và dần trở thành thói quen của người dân./.

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.