Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Media

Đặc sắc lễ hội “Tú tỉ” của người Giáy

Hà Minh Hưng - 20:33, 02/03/2023

Lễ hội “Tú Tỉ” - Lễ cúng thần đất là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Giáy, xã San Thàng, Tp. Lai Châu (tỉnh Lai Châu), được tổ chức thường niên vào ngày 2/2 (âm lịch) hằng năm.

Lễ hội "Tú tỉ" được đồng bào Giáy ở Lai Châu tổ chức hằng năm, góp phần giữ gìn, khơi dậy và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào.
Lễ hội "Tú tỉ" được đồng bào Giáy ở Lai Châu tổ chức hằng năm, góp phần giữ gìn, khơi dậy và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào.
Đồng chí Tống Thanh Bình - Bí thư Thành ủy Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đánh trống Khai mạc Lễ hội
Ông Tống Thanh Bình - Bí thư Thành ủy Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đánh trống Khai mạc Lễ hội
Mở màn phần thi ẩm thực là màn giã bánh giày của các chàng trai người Giáy khá kịch tính
Mở màn phần thi ẩm thực là màn giã bánh giày của các chàng trai người Giáy khá kịch tính
Những chiếc bánh giày được các đội thi khéo léo tạo nên
Những chiếc bánh giày được các đội thi khéo léo tạo nên
Phần thi cắt bánh phở truyền thống của phụ nữ Giáy thu hút người xem
Phần thi cắt bánh phở truyền thống của phụ nữ Giáy thu hút người xem
Tại các không gian văn hóa, tiết mục thổi kèn Pí Kẻo của các nghệ nhân người Giáy xã San Thàng hấp dẫn người xem
Các nghệ nhân người Giáy xã San Thàng thể hiện kèn Pí Kẻo trong không gian văn hóa của Lễ hội
Du khách thưởng thức món bánh bỏng truyền thống nổi tiếng của đồng bào Giáy nơi đây
Du khách thưởng thức món bánh bỏng truyền thống nổi tiếng của đồng bào Giáy nơi đây
'Mâm cỗ tham gia thi ẩm thực tại Lễ hội "Tú tỉ"
'Mâm cỗ tham gia thi ẩm thực tại Lễ hội "Tú tỉ"
Trong lễ “Tú Tỉ”, thầy cúng là cầu nối giữa Nhân dân và thổ địa. Thầy cúng sẽ cúng lần thứ nhất để mời vị thần cai quản vùng đất về. Sau khi cúng xong lần một, mọi người sẽ tiến hành mổ lợn và gà tại nơi hành lễ và cúng lần hai. Khi thức ăn đã chín, thầy cúng sẽ tiến hành cúng lần hai, mời thần cai quản vùng đất về thụ lễ.
Trong lễ “Tú Tỉ”, thầy cúng là cầu nối giữa Nhân dân và thổ địa. Thầy cúng sẽ cúng lần thứ nhất để mời vị thần cai quản vùng đất về. Tiếp theo mọi người sẽ mổ lợn và gà tại nơi hành lễ. Khi thức ăn đã chín, thầy cúng sẽ tiến hành cúng lần hai, mời thần cai quản vùng đất về thụ lễ.
Mâm cỗ dành riêng cho thầy cúng và các cao niên của bản được bày ngay cạnh miếu thờ thần thổ địa, nơi có gốc cây đa thiêng của bản
Mâm cỗ dành riêng cho thầy cúng và các cao niên của bản được bày ngay cạnh miếu thờ thần thổ địa, nơi có gốc cây đa thiêng của bản
Chỉ những người đàn ông khỏe mạnh, có phẩm chất tốt mới được vào khu vực hành lễ và thụ lễ
Chỉ những người đàn ông khỏe mạnh, có phẩm chất tốt mới được vào khu vực hành lễ và thụ lễ
Sau khi thầy cúng thực hành xong lễ, thay bằng bàn ghế, đồ cúng được bày trên lá chuối và lấy đá làm ghế ngồi, điều đó như để lý giải cho địa danh có nhiều hàng rào đá, tường đá mà ngày nay mọi người quen gọi là “phố đá” San Thàng
Sau khi thầy cúng thực hành xong lễ, thay bằng bàn ghế, đồ cúng được bày trên lá chuối và lấy đá làm ghế ngồi, điều đó như để lý giải cho địa danh có nhiều hàng rào đá, tường đá mà ngày nay mọi người quen gọi là “phố đá” San Thàng
Tin cùng chuyên mục
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.