Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều giảm nghèo bền vững

Thảo Khánh - 15:52, 15/11/2024

Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững.

Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững.
Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững

Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn huyện Đại Từ có 4.022 hộ nghèo và 3.063 hộ cận nghèo. Trong giai đoạn 2022-2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 7,84% xuống còn 2,23% vào cuối năm 2024, bình quân mỗi năm giảm 1,87% (vượt kế hoạch của UND huyện 1,2%/năm).

Để có được kết quả trên, trong những năm qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn UBND huyện, các tổ chức chính trị, xã hội và UBND các xã, thị trấn nên chương trình giảm nghèo luôn được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

Huyện Đại Từ đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách về giảm nghèo và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tới cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn huyện, thông qua các hình thức, như: Tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tới cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, xóm; tuyên truyền bằng hình thức trực quan, như: Băng zôn, tờ rơi tuyên truyền; phóng sự truyền hình; bài viết trên trang thông tin điện tử tỉnh…

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội cũng thường xuyên thực hiện tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tới các hội viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả các Dự án, như: Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (hỗ trợ phân bón phát triển cây chè, hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản, hỗ trợ chăn nuôi trâu sinh sản); Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và cải thiện dinh dưỡng; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và việc làm bền vững (mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ việc làm bền vững); Dự án truyền thông về giảm nghèo thông tin; Dự án nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Bà Lý Thị Hồng (xóm 12, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đang chăm sóc bò giống được hỗ trợ từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025
Bà Lý Thị Hồng (xóm 12, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đang chăm sóc bò giống được hỗ trợ từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025

Trong giai đoạn 2022-2024, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 03 ngày hội việc làm cấp huyện; đồng thời huyện cũng tổ chức Phiên giao dịch việc làm tại 100% các xã, thị trấn trên địa bàn, qua đó đã hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội tìm việc kiếm việc làm ổn định.

Huyện đã hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 3 mô hình giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện, để hỗ trợ, giúp đỡ cho các hộ thoát nghèo bền vững, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo giai đoạn đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã (Lãnh đạo UBND, cán bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cấp xóm (Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm). Nội dung về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025.

Tính đến tháng 11/2024, số hộ nghèo của huyện đã giảm từ 4.022 hộ xuống còn 1.134 hộ, giảm 2.888 hộ nghèo, đạt 115,52 kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đại Từ, cho biết: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; Huyện ủy, HĐND huyện và sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện nên đã đạt được những kết quả nhất định. UBND huyện luôn chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch để triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, đồng bộ và theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, để Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tiếp tục đạt hiệu quả, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tăng cường làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân cùng tham gia vào Chương trình giảm nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, quán triệt đầy đủ đến các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư, nhất là người nghèo, hộ nghèo về quan điểm chỉ đạo và nội dung Chương trình giảm nghèo của huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền thanh, truyền hình, cụm loa); tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo; thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền, phổ biến các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo và kết quả hoạt động của chương trình; giáo dục ý thức tự lực vươn lên, không ỷ lại. Thông qua đó nâng cao trách nhiệm về công tác giảm nghèo cho toàn xã hội.

Ngoài ra, huyện cũng tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của Chính phủ (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin, việc làm).

Huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo với phương châm Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân thực hiện. Huy động từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chương trình tại các cấp, nhằm nắm được tiến độ kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp hỗ trợ người nghèo đồng thời thấy được mức độ phù hợp, tính hiệu quả của chương trình. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm thực tiễn tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh các nội dung hoạt động của chương trình đảm bảo hiệu quả cao, mang tính toàn diện và bền vững.

Tin cùng chuyên mục