Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đại Từ (Thái Nguyên): Tạo nền tảng để đồng bào DTTS thoát nghèo

Thiên An - Mỹ Dung - 20:14, 01/12/2022

Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tập trung đầu tư, xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, nhất là những công trình, dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, kênh mương, giao thông, điện, hỗ trợ, tập huấn khoa học - kỹ thuật... tạo điều kiện để đồng bào DTTS chủ động vươn lên thoát nghèo...

Người dân được hỗ trợ vốn để mua bò sinh sản
Người dân được hỗ trợ vốn để mua bò sinh sản

Hạ tầng đi trước

Huyện Đại Từ hiện có 483 xóm, tổ dân phố, với trên 165.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 27%. Đồng bào DTTDS sống tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Lương, Đức Lương, Quân Chu, Minh Tiến… Xác định cách giúp đồng bào DTTS phát triển hiện nay, không chỉ là cho “con cá”, mà quan trọng là giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, phát huy nội lực vươn lên.

Quân Chu là một trong những xã miền núi khó khăn của huyện Đại Từ, tập trung đông đồng bào DTTS (chiếm 44,1% tổng số dân). Từ năm 2015 đến nay, xã được Nhà nước đầu tư trên 4 tỷ đồng để xây dựng các công trình giao thông, kênh mương… Chính điều này tạo tiền đề, động lực giúp bà con tích cực sản xuất, canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của Nhân dân.

Ông Lê Văn Toản, Bí thư Đảng ủy xã Quân Chu cho biết: Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc thực hiện hiệu quả chính sách giúp bà con DTTS nghèo phát triển kinh tế.

Qua thống kê, chỉ tính riêng năm 2021, huyện Đại Từ đã thực hiện 42 công trình duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn 16 xã; 53 công trình xây dựng hạ tầng tại 8 xã, trong đó có ưu tiên xây dựng 16 công trình giao thông,  17 công trình thủy lợi nhỏ và rất nhiều công trình điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế, trường lớp học. Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vùng dân tộc phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều chính sách hỗ trợ để người dân địa phương phát triển trồng chè
Nhiều chính sách hỗ trợ để người dân địa phương phát triển trồng chè

Nâng cao kiến thức, hỗ trợ máy móc

Cùng với việc đầu tư xây dựng công trình, các địa phương trên địa bàn huyện Đại Từ còn tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền kiến thức cho bà con DTTS nhằm thay đổi nhận thức, phương thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước kia.

Phúc Lương là xã đặc biệt khó khăn, với 95% số dân là đồng bào DTTS. Trước đây, cái khó nhất của Phúc Lương, là người dân quen với tập quán canh tác cũ nên năng suất, chất lượng cây trồng không cao. Tuy nhiên, trong khoảng chục năm trở lại đây, nhờ thay đổi tư duy, cách làm nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt.

Ông Bùi Văn Minh, một người dân xã Phúc Lương chia sẻ, trước kia gia đình chỉ trông chờ vào việc canh tác trên diện tích 6 sào ruộng nên kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2007, trên diện tích ấy, gia đình ông đã cấy giống lúa lai 2 vụ, còn vụ đông, ông trồng thêm ngô, khoai tây… Thêm vào đó, gia đình ông Minh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở cửa hàng buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón và tạp hóa. Nhờ đó, kinh tế gia đình ông ngày được cải thiện, khấm khá hơn.

Theo ông Triệu Quang Hưởng, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Lương, nhiều năm gần đây bà con được tham gia các lớp tập huấn, đưa giống cây, con mới vào sản xuất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời được hỗ trợ mua máy móc, nông cụ như, máy bơm nước, quạt thóc, máy chế biến chè, máy cày, máy phun thuốc bảo vệ thực vật… nhờ đó nhiều hộ đã từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động, tăng thu nhập.

Nhờ hiệu quả chuyển đổi trong các chính sách, đến nay huyện Đại Từ không còn xã, xóm đặc biệt khó khăn; 17/23 xã thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; nhận thức của người dân thay đổi, tự mình vươn lên giảm nghèo, làm giàu chính đáng phát triển kinh tế tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.