Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu

Lê Hường - 21:19, 23/05/2024

Trong ba ngày (từ 21 – 23/5), UBND huyện Krông Bông tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Krông Bông năm 2024, trong đó Chương trình Lễ hội đường phố đã tạo ấn tượng đặc biệt đối với người dân và du khách.

Các vận động viên đến từ các địa phương trên địa bàn huyện Krông Bông tham gia thi kéo co
Các vận động viên đến từ các địa phương trên địa bàn huyện Krông Bông tham gia thi kéo co

Đây là một trong những hoạt động văn hóa nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024) và Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Krông Bông lần thứ IV năm 2024.

Tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Krông Bông có 600 nghệ nhân, vận động viên, diễn viên quần chúng đến từ 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đông đảo người dân và du khách xem Lễ hội đường phố
Đông đảo người dân và du khách xem Lễ hội đường phố

Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi và ý nghĩa như: hội trại văn hóa; tham quan không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương; thưởng thức các món ăn, thức uống truyền thống của các dân tộc; trình diễn trang phục áo dài, trang phục dân tộc truyền thống và các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của các dân tộc; các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian (thi nấu mâm cỗ, thi giã gạo, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố tiếp sức). Đặc biệt, Chương trình Lễ hội đường phố với chủ đề “Krông Bông – điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên” đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến thưởng thức.

Tiết mục văn nghệ đậm màu sắc Tây Nguyên
Tiết mục văn nghệ đậm màu sắc Tây Nguyên

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Y Thức Êban cho biết: Huyện Krông Bông có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 42,43% dân số toàn huyện. Những năm qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ngày hội không chỉ là sự kiện văn hóa nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, mà còn là hoạt động cộng đồng hết sức ý nghĩa. Ngày hội còn là sân chơi đa sắc màu, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa các dân tộc, là dịp để các dân tộc, các địa phương giao lưu, gắn kết cộng đồng. Từ đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và Nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh tại Lễ hội đường phố: 

Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 3
Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 4
Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 5
Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 6
Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 7
Em kg tin: Đắk Lắk: Nét đẹp văn hóa các dân tộc trong Lễ hội đường phố ở huyện vùng sâu 8
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.