Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đậm đà bản sắc trong Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar

Hoàng Thùy - 07:18, 17/02/2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) lần thứ III năm 2024 là dịp để các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện hội tụ, giới thiệu những nét đẹp, bản sắc văn hóa đặc trưng. Ngày hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 - 17/2, tại thôn 3, xã Cư Prông.

Từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Ea Kar mặc trang phục truyền thống đến Ngày hội
Từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Ea Kar mặc trang phục truyền thống đến Ngày hội

Huyện Ea Kar có 12 xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi với 30 thôn, buôn. Toàn huyện hiện có 28 dân tộc cùng sinh sống với gần 170 nghìn nhâu khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 31%. Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Ea Kar không chỉ thay đổi về diện mạo, mà đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc được nâng lên.

Người dân tập trung xem múa sư tử mèo - điệu múa truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn
Người dân tập trung xem múa sư tử mèo - điệu múa truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn

Ngày hội văn hóa các dân tộc là một trong các hoạt động văn hóa lớn của huyện được tổ chức trong năm 2024, chào mừng 38 năm ngày thành lập huyện Ea Kar và kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, cũng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình số 59 của Huyện ủy Ea Kar về thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết 98 của HĐND huyện về phát triển du lịch huyện Ea Kar đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Huyện ủy Ea Kar về việc phấn đấu xây dựng huyện Ea Kar trở thành thị xã trước năm 2025.

Thanh thiếu niên tham gia các trò chơi dân gian
Thanh thiếu niên tham gia các trò chơi dân gian

Ngày hội được mở đầu bằng nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc do các nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc trình diễn như: Múa sư tử mèo (điệu múa truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn); phục dựng nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Nùng; lời khen dâng Đảng (hát then đàn tính); múa sạp; biểu diễn đàn Goong.

Đàn tính, hát then là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng
Đàn tính, hát then là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng

Đến với Ngày hội, người dân địa phương và du khách sẽ được thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện Ea Kar; mâm cơm Tết cổ truyền dân tộc. Đồng thời, tham gia những trò chơi dân gian hấp dẫn như: Lày cỏ, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đánh đu, tung còn, đi qua cầu kiều, chọi dê, đua thuyền Kayak và thuyền thúng, đêm lửa trại và nhiều hoạt động hấp dẫn khác…

Tiết mục mang đậm nét văn hóa dân tộc Mông
Tiết mục mang đậm nét văn hóa dân tộc Mông

Phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày hội, Chủ tịch UBND huyện Ea Kar Nguyễn Văn Hà nhấn mạnh: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thương mại, du lịch phong phú, đa dạng diễn ra trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ III sẽ là món ăn tinh thần cho người dân địa phương và du khách. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh con người, vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc huyện Ea Kar đến bạn bè trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, giao lưu, học hỏi của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở lành mạnh, tiến bộ.

Trong ngày hội không thể thiếu tiếng chiêng, điệu múa truyền thống của dân tộc Ê Đê
Trong Ngày hội không thể thiếu tiếng chiêng, điệu múa truyền thống của dân tộc Ê Đê

Ngày hội cũng góp phần mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, thu hút phát triển du lịch địa phương, xây dựng Ea Kar ngày càng giàu đẹp, sớm trở thành thị xã, là 1 trong 3 hành lang và 3 cực phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của Đắk Lắk, là trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh theo quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đến với ngày hội, người dân và du khách tham quan mau sắm trang phục, thưởng thức ẩm thực truyền thống của các dân tộc
Đến với Ngày hội, người dân và du khách tham quan mua sắm trang phục, thưởng thức ẩm thực truyền thống của các dân tộc
Tin cùng chuyên mục
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.