Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đăk Lăk: Nhiều bất cập ở đại lộ nghìn tỷ

Lê Hường - 09:47, 08/09/2020

Đại lộ Đông - Tây, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Nhưng sau 5 năm khởi công, không chỉ thi công ì ạch mà ở dự án này, nhiều đoạn thi công xong nứt toác, bong tróc, rác thải nhếch nhác, đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) hiện vẫn chưa giải quyết xong…

Đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột khởi công 5 năm vẫn chưa thực hiện xong đền bù, GPMB.
Đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột khởi công 5 năm vẫn chưa thực hiện xong đền bù, GPMB.

Đại lộ Đông - Tây TP.Buôn Ma Thuột được khởi công vào tháng 9/2015, có chiều dài 6,9km đi qua các phường Tân Thành, Tự An, Tân Lập và xã Hòa Thắng của TP. Buôn Ma Thuột. Dự án do UBND TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 998 tỷ đồng, trong đó 90% ngân sách Trung ương, 10% ngân sách địa phương.

Kế hoạch ban đầu, Dự án sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018, nhưng do chậm tiến độ, UBND tỉnh Đăk Lăk quyết định cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành vào cuối năm 2020. Sau 5 năm thi công, đến nay chủ đầu tư mới bàn giao cho nhà thầu được 4,4/6,9km mặt bằng.

Không chỉ thi công chậm tiến độ, con đường nghìn tỷ này hiện ngổn ngang, nhếch nhác; nhiều hạng mục thi công dang dở, một số đoạn đường làm xong mặt đường đã hư hỏng với những vết nứt toác, sụt lún, tạo thành ổ trâu, ổ voi, rác thải vứt bừa bãi trên mặt đường… Thậm chí, vấn đề đền bù GPMB hiện vẫn chưa được giải quyết, nhiều hộ dân thấp thỏm chờ đợi đền bù để trả mặt bằng cho Nhà nước.

5 năm qua, gia đình bà Đinh Thị Phương ở thôn 2, xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) phập phồng lo sợ sống trong căn nhà gỗ nhỏ đã mục nát, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Nhiều lần bà Phương làm đơn xin chính quyền địa phương cho sửa lại nhà để yên tâm khi mưa gió nhưng đều bị từ chối, với lý do nhà nằm trong diện giải tỏa, tài sản đã kiểm kê phải giữ nguyên hiện trạng. Cuối cùng bà đành dùng những lá tôn mỏng che lên mái ngói, dùng thanh gỗ, sắt chống tạm chờ ngày đền bù để chuyển đi nơi khác.

“Ngày mưa to, vợ chồng tôi phải sang nhà hàng xóm trú nhờ. Chúng tôi rất khốn khổ vì đi không được, ở không xong. Nhà cửa hư hỏng không được sửa, vườn rẫy cũng không dám đầu tư, năng suất cây trồng giảm hẳn”, bà Phương cho biết.

Không riêng gia đình bà Phương, hiện tại vẫn còn hơn 200 hộ dân và nhiều tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án chưa được phê duyệt đền bù, dù đã sắp hết thời gian gia hạn. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ công trình chậm trễ, kéo dài là do nguồn ngân sách từ Trung ương không bố trí đủ kinh phí để bồi thường, khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong khâu GPMB, triển khai dự án.

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột, năm 2014, đại lộ Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột được phê duyệt vốn GPMB là 220 tỷ đồng, nhưng nhu cầu thực tế kinh phí bồi thường GPMB của Dự án nay đã tăng lên khoảng 565 tỷ đồng.

Ông Trương Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột cho rằng: Từ khi triển khai Dự án, người dân trong diện giải tỏa luôn sẵn sàng di dời. Nhưng đến nay, còn nhiều hộ dân và một số tổ chức chưa được giải quyết đền bù vì vướng mắc về vốn. Dự án đã khiến nhiều người dân thiệt thòi, nhà cửa không được sửa sang, cây trồng không được chăm sóc.

“Theo nguyên tắc tài sản sau khi đã kiểm kê, lên phương án đền bù phải giữ nguyên hiện trạng đến khi nhận tiền và bàn giao. Nhiều người dân chán nản để cây cối chết, nhưng còn nhiều diện tích cây lớn hơn nhiều so với thời điểm kiểm kê. Vì vậy, công tác kiểm định gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến chi phí bồi thường.

Hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột đã đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chi phí GPMB theo nhu cầu thực tế để tiếp tục thực hiện Dự án.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!