Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Đắk Lắk phấn đấu năm 2025 đủ giáo viên giảng dạy tiếng Ê Đê cấp tiểu học

Bá Thăng - 15:00, 27/05/2022

Đó là một trong những nội dung trong Kế hoạch số 115/KH/UBND ngày 25/5/2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành.

Học sinh học tiếng Ê Đê. (Ảnh ITN)
Học sinh học tiếng Ê Đê. (Ảnh ITN)

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025 sẽ bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Ê Đê cấp tiểu học (theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS); 40% giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Ê Đê; 80% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Ê Đê và Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng DTTS.

Đến năm 2030, bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Ê Đê và tiếng Mnông cấp tiểu học và trung học cơ sở; bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Ê Đê và tiếng Mnông cấp trung học cơ sở (theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS); 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Ê Đê và tiếng Mnông; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Ê Đê và tiếng Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Đây là kế hoạch nhằm tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ để đạt mục tiêu được giao tại Quyết định 142/QĐ-TTg về “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.