Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đắk Lắk: Tăng cường ngoại giao tìm đường cho nông sản xuất ngoại

Hoàng Thùy - 11:51, 11/12/2022

Những năm gần đây, Đắk Lắk tích cực triển khai các giải pháp để đưa nông sản xuất khẩu chính ngạch. Ngoài những nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, thì vừa qua mắc ca, sầu riêng đã chính thức xuất khẩu chính ngạch đi Nhật Bản, Trung quốc mở ra cơ hội mới, nâng cao giá trị cho nông sản Đắk Lắk.

Container mắc ca đầu tiên của Đắk Lắk lên đường sang Nhật Bản bằng con đường chính ngạch
Container mắc ca đầu tiên của Đắk Lắk lên đường sang Nhật Bản bằng con đường chính ngạch

Cơ hội lớn từ xuất khẩu chính ngạch

Mới đây, vào trung tuần tháng 11, chuyến mắc ca đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk đã chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản, ghi dấu đặc biệt, trong hành trình chinh phục người tiêu dùng tại thị trường quốc tế, mở ra thị trường mới cho sản phẩm mắc ca Việt Nam.

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng mắc ca lớn Top đầu của cả nước, trong đó huyện Krông Năng chiếm diện tích lớn. Theo báo cáo, hiện nay toàn huyện Krông Năng có 2.363 ha diện tích cây mắc ca. Trong đó, diện tích cho sản phẩm khoảng hơn 1.000 ha, năng suất ước đạt 17,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 1.700 tấn. 

Toàn huyện Krông Năng có trên 22 cơ sở sơ chế, chế biến đơn giản mắc ca. Các cơ sở này chủ yếu thực hiện tách hạt, sấy khô, đóng gói, hút ẩm và 1 cơ sở chế biến sâu hạt mắc ca, có sản phẩm Socola mắc ca; góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sản phẩm mắc ca huyện Krông Năng đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Mắc ca Krông Năng”.

Tại Lễ xuất khẩu Container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản, ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mắc ca là một mặt hàng xuất khẩu mới của tỉnh Đắk Lắk và được dự báo sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho kim ngạch của tỉnh trong thời gian tới. Nhật Bản là một đối tác lớn trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam.

Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ mắc ca lớn trên thế giới hiện nay. Việc xuất khẩu chính ngạch thành công sản phẩm mắc ca sang thị trường Nhật Bản sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nói chung và các doanh nghiệp huyện Krông Năng nói riêng tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới.

Tăng cường ngoại giao tìm đường cho nông sản xuất ngoại (Chuyên đề thông tin đối ngoại sở TTTT Đắk Lắk) 1
Chuyến sầu riêng quả tươi đầu tiên của Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Trước đó, giữa tháng 9, chuyến hàng sầu riêng quả tươi đầu tiên của Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 11/7/2022 về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng đã mở ra hướng đi mới bền vững cho loại trái cây vua này ở Việt Nam. Chuyến hàng này được thu hái từ các vườn có mã vùng trồng và các doanh nghiệp được cấp mã cơ sở đóng gói thực hiện đóng gói.

Đây là khởi điểm tốt đẹp bắt đầu cho hành trình phát triển ngành hàng sầu riêng chuyên nghiệp, tất cả các khâu, các quy trình đều được chuẩn hóa để bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị.

Tăng cường ngoại giao tìm đường cho nông sản xuất ngoại (Chuyên đề thông tin đối ngoại sở TTTT Đắk Lắk) 2
Mắc ca huyện Krông Năng xuất khẩu đã được chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Chủ động nắm thông tin tìm cơ hội xuất khẩu

Theo thống kê, hiện nay các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, có những sản phẩm thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật bản, Eu. Trong 6 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk đạt gần 20.000 tỷ đồng, chủ lực là mặt hàng cà phê.

Tại buổi Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh: “Cơ hội chỉ thật sự mở ra khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình, chuẩn bị từ đối tác. Phải tổ chức lại sản suất, chuẩn hóa quy trình sản xuất, bảo đảm quản lý chất lượng từ gốc để tạo dựng và giữ gìn một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm với người tiêu dùng”.

Theo ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk, các Hiệp định thương mại như Hiệp định thương mai tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (RTA); Hiệp định thương mại khu vực ASEAN… có hiệu lực đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng tiếp cận thị trường lớn.

Tăng cường ngoại giao tìm đường cho nông sản xuất ngoại (Chuyên đề thông tin đối ngoại sở TTTT Đắk Lắk) 3
Sầu riêng Đắk Lắk được cấp mã vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, Đắk Lắk đã phối hợp với Tham tán thương mại ở các nước, cung cấp thông tin thị trường nông sản trên thế giới cho các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường, tập trung thông tin một số thị trường truyền thống của hàng hóa nông sản chủ lực địa phương.

Đồng thời, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, sở Công Thương các tỉnh biên giới cập nhập thông tin tình hình biên giới, cung cấp cho các địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh chủ động nguồn hàng. Tăng cường công tác xúc tiến thương mai, kết nối giao thương mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.