Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Để mỗi xã có một sản phẩm đặc trưng

HOÀNG QUÝ - 15:06, 09/10/2019

Yên Bái là địa phương với nhiều sản phẩm đặc trưng, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng cây ăn quả rộng lớn với nhiều sản phẩm đã nổi tiếng trên thị trường như miến đao Giới Phiên, bưởi Đại Minh, chè Shan tuyết Suối Giàng… Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chè Shan tuyết Suối Giàng sản phẩm đặc trưng của người dân Văn Chấn (Yên Bái).
Chè Shan tuyết Suối Giàng sản phẩm đặc trưng của người dân Văn Chấn (Yên Bái).

Qua điều tra, tỉnh Yên Bái có 192 sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP có thể tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó: thực phẩm có 160 sản phẩm; đồ uống 7 sản phẩm; dược liệu 1 sản phẩm; vải và may mặc 6 sản phẩm; lưu niệm, nội thất, trang trí 6 sản phẩm; dịch vụ du lịch 12 sản phẩm. 

Bên cạnh việc chuẩn hóa các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, Yên Bái cũng sẽ phát triển từ 1 đến 2 mô hình du lịch nông thôn, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, huyện, xã theo chu trình thường niên; thực hiện các chính sách cho Chương trình OCOP trên cơ sở lồng ghép chính sách đã có; xây dựng quy chế quản lý tem nhãn mác OCOP, chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP; hoàn thiện chu trình OCOP thường niên.

Mục tiêu của Đề án là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.