Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Để trò chơi dân gian người Chăm không bị quên lãng

Bá Minh Truyền - 19:57, 11/08/2023

Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.

Trẻ em dân tộc Chăm chơi trò làm cua cắn nhau.
Trẻ em dân tộc Chăm chơi trò làm cua cắn nhau.

Tìm về ký ức của tuổi thơ, ông Châu Văn Huynh, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận đã sưu tầm, thống kê được 90 trò chơi dân gian đặc sắc nhất của người Chăm. Trong đó, có những trò chơi mà trẻ em cả nước cùng chơi như trò chơi nhảy dây, ô quan, trốn tìm, thả diều hay tổ chức đánh trận giả… Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành cuốn sách với tựa đề “Trò chơi dân gian người Chăm Ninh Thuận”. Đây là công trình nghiên cứu đầu tay của tác giả gồm 120 trang, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh phát hành năm 2015.

Theo ông Châu Văn Huynh, các trò chơi dân gian người Chăm gồm có ba loại chính như: Trò chơi có tính chất thi thố tài năng, trò chơi có kết hợp với hát đồng dao và trò chơi có nguồn gốc từ các nghi lễ văn hoá. Những trò chơi của trẻ em người Chăm có tính vận động, thể hiện sự khéo léo, gợi mở óc tư duy phù hợp với sự phát triển về mặt thể chất và năng lực nhận thức của trẻ thơ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ em tự đặt ra luật chơi, có thưởng và phạt cho người thắng, người thua để khích lệ, động viên sự cố gắng, mang tính giải trí cao. Dù là người thắng hay thua cuộc điều đó không quan trọng, mục đích cuối cùng là mang lại tiếng cười và niềm vui. Môi trường vui chơi lành mạnh của trẻ góp phần giáo dục trẻ em về lòng trung thực, dân chủ, đoàn kết biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Trẻ em người Chăm vừa chơi trò chơi vừa hát đồng dao.
Trẻ em người Chăm vừa chơi trò chơi vừa hát đồng dao.

Để trò chơi dân gian người Chăm không bị rơi vào quên lãng, cần khuyến khích trẻ em tìm hiểu về các trò chơi dân gian, luyện tập trẻ em thực hành chơi các trò chơi dân gian tại trường học và sau thời gian học. Nhằm mục đích rèn luyện cho trẻ em những kỹ năng vận động, kỹ năng xử lý các tình huống thông qua việc vui chơi, đồng thời góp phần phát triển thể chất và trí tuệ theo từng lứa tuổi.

Hiện nay, môi trường sống thay đổi, dẫn đến nhiều trò chơi dân gian bị mai một theo thời gian. Để các trò chơi dân gian của người Chăm được bảo tồn và phát huy, cần khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường và trong các dịp lễ hội văn hoá.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.