Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đêm hội cồng chiêng “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”

Ngọc Chí - 20:49, 10/10/2024

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024, tối ngày 10/10, tại Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) đã diễn ra chương trình Đêm hội cồng chiêng, với chủ đề “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”.

Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà (bên trái) dự khai mạc Đêm hội cồng chiêng
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà (bên trái) dự khai mạc Đêm hội cồng chiêng

Tham dự Đêm hội cồng chiêng có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 170 nghệ nhân đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phát biểu khai mạc Đêm hội cồng chiêng
Ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phát biểu khai mạc Đêm hội cồng chiêng

Phát biểu khai mạc Đêm hội cồng chiêng, ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Cồng chiêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS tỉnh Kon Tum; cồng chiêng được đồng bào các DTTS gìn giữ, lưu truyền và sử dụng nhiều trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống như: Lễ mừng lúa mới, Lễ mừng nhà rông mới, Lễ cưới, Lễ kết bạn…. đã phát huy được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các Đội nghệ nhân tham gia Đêm hội cồng chiêng
Ban Tổ chức tặng hoa cho các Đội nghệ nhân tham gia Đêm hội cồng chiêng

Trong những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng và đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Đến nay, đã có 2.500 bộ cồng chiêng được các DTTS trên địa bàn tỉnh bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị; đặc biệt là sự xuất hiện của cồng chiêng trong nhiều hoạt động văn hóa - chính trị của tỉnh.

Đội nghệ nhân dân tộc Gié Triêng, huyện Đăk Glei trình diễn tại Đêm hội cồng chiêng
Đội nghệ nhân dân tộc Gié Triêng, huyện Đăk Glei trình diễn tại Đêm hội cồng chiêng

Đêm Hội cồng chiêng, xoang các DTTS là dịp để các thế hệ nghệ nhân được gặp gỡ, giao lưu và tăng cường tình đoàn kết gắn bó cộng đồng, là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng, xoang nói riêng. Đây là dịp để các nghệ nhân thực hành, tái hiện lại không gian văn hóa cồng chiêng, giúp cho thế hệ hôm nay biết được giá trị độc đáo của cồng chiêng, xoang và có trách nhiệm hơn trong gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa đó.

Đội nghệ nhân dân tộc Ba Na, huyện Đăk Hà trình diễn tại Đêm hội cồng chiêng
Đội nghệ nhân dân tộc Ba Na, huyện Đăk Hà trình diễn tại Đêm hội cồng chiêng

Trong đêm hội, các nghệ nhân 7 dân tộc tại chỗ của tỉnh Kon Tum gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê đã dành nhiều thời gian giao lưu, trao đổi những nét văn hoá độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình với 250 đại biểu chính thức về dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024.

Các tiết mục do nghệ nhân các dân tộc trình diễn, giới thiệu tại Đêm hội, như: Cồng chiêng, xoang “Mừng ngày hội”, dân tộc Ba Na, huyện Đăk Hà; Hòa tấu nhạc cụ “Nhớ ơn Đảng, Bác Hồ”, dân tộc Gié Triêng, huyện Đăk Glei; Hòa tấu Đinh Pú “Giữ rẫy”, dân tộc Brâu, huyện Ngọc Hồi; Mừng hội làng, dân tộc Ba Na, Tp. Kon Tum... đã làm nổi bật chủ đề “Đêm hội cồng chiêng Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”. Đây là những tiết mục đặc sắc, là vốn quý mà nghệ nhân 7 dân tộc tại chỗ của tỉnh Kon Tum còn gìn giữ được.

Các đại biểu cùng nhau hòa quyện với âm thanh của cồng chiêng, nối vòng xoang, nắm chặt vòng tay trong tình đoàn kết các dân tộc anh em
Các đại biểu cùng nhau hòa quyện với âm thanh của cồng chiêng, nối vòng xoang, nắm chặt vòng tay trong tình đoàn kết các dân tộc anh em

Sau phần trình diễn của các Đội nghệ nhân, các đại biểu và nghệ nhân đã thắp lên ngọn lửa thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc. Các đại biểu cùng nhau hòa quyện với âm thanh của cồng chiêng, nối vòng xoang, nắm chặt vòng tay trong tình đoàn kết các dân tộc anh em.

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.