Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Dệt thổ cẩm Kon Tum được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Phạm Nguyên - 17:48, 26/12/2022

Sáng 26/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum và Gạo thơm Đăk Hà.

Ông U Minh Nam - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum (thứ 2 từ trái sang) nhận Bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum
Ông U Minh Nam - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum (thứ 2 từ trái sang) nhận Bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum

Sản phẩm Dệt thổ cẩm Kon Tum và Gạo thơm Đăk Hà được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Nhãn hiệu chứng nhận với thời hạn 10 năm và có thể gia hạn thêm.

Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016- 2020 và 2021-2030, đến nay, tỉnh Kon Tum đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ 2 Chỉ dẫn địa lý, 11 Nhãn hiệu chứng nhận và trên 100 nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù của tỉnh và các địa phương.

Sản phẩm Dệt thổ cẩm Kon Tum được trưng bày tại buỗi lễ.
Sản phẩm Dệt thổ cẩm Kon Tum được trưng bày tại buỗi lễ.

Trong đó, Nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum được bảo hộ với mục đích bảo tồn, phát triển các sản phẩm Dệt thổ cẩm đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa lâu đời của 7 dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh Kon Tum (gồm: Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Gié Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê), góp phần phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế của người làm nghề Dệt thổ cẩm trong xu thế hội nhập hiện nay.

Logo Nhãn hiệu tượng trưng cáchoa văn được thể hiện trên sản phẩm thổ cẩm của 7 dân tộc thiểu số tại chỗ, sửdụng cho các sản phẩm làm từ vải thổ cẩm như: túi vải, địu trẻ em, các loại víđựng cá nhân, cặp sách, ba lô, gối, vải, khăn, quần áo… và các dịch vụ mua bán,xuất nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thổ cẩm.   

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.