Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đi lễ chùa đầu năm

Võ Giang Nam - 15:54, 20/01/2021

Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh. Đi lễ chùa là để hướng về cõi Phật, cầu cho bản thân và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng ngàn năm qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục đích của việc đi lễ chùa là để sám hối những việc làm sai, tu tâm, dưỡng đức, bỏ lại phía sau những lo toan vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Đi lễ chùa ngoài việc giúp cho con người giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn ghi nhớ công ơn ông bà, tổ tiên, nhằm hướng tới chân - thiện - mỹ trong cuộc sống, để làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội.

Chùa là nơi thờ Phật, nhưng cũng là nơi truyền bá tư tưởng của đức Phật. Vậy nên đến cửa chùa thì tâm phải lành, ý phải thiện. Không phải dâng lễ to, cúng hoành tráng là có thể thể xin được nhiều hơn. Nếu như chúng ta không biết trân trọng giá trị cuộc sống, hành xử không đúng pháp luật, sống không có đạo lý làm người, lại muốn làm giàu bằng con đường bất chính, muốn hưởng thụ mà không lao động thì Phật không bao giờ phổ độ chúng sinh cho những loại người như vậy.

Đi lễ chùa cái tâm phải thật trong sáng thì mọi điều mình mong muốn sẽ có thể đạt được. Tâm không thành, lại xin rất nhiều thứ, tức là tham - sân - si, Phật không chứng cho đâu. Nhiều người đi lễ chùa nhưng không biết chùa đó thờ ai, các bàn thờ tưởng nhớ đến vị nào, thậm chí còn có sự so sánh giữa chùa này với chùa khác, nơi đâu thiêng hơn, nơi đâu cầu xin được nhiều tiền tài, vật chất hơn. Đó là những quan niệm sai lầm, không đúng với giáo lý nhà Phật.

Ngay cả việc đốt vàng mã, cũng không phải phong tục nhà chùa. Một số người chưa hiểu hết ý nghĩa khi đến chùa, có nhiều người đến chùa hái lộc, bẻ cành, có những người ăn mặc hở hang làm mất đi cảnh quan nơi chốn tôn nghiêm... Ranh giới giữa văn hóa và thiếu văn hóa trong hoạt động tâm linh đang trở nên quá mong manh bởi những hành động gây phản cảm. 

Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.