Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm sáng giáo dục ở vùng cao Kim Thượng

Đức Trí - 14:49, 10/03/2020

Những khó khăn mang tính đặc thù của vùng cao luôn là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Kim Thượng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ). Tuy nhiên, bằng sự tâm huyết, sáng tạo đổi mới và quyết tâm vượt khó… các thầy cô giáo đã xây dựng thành công một ngôi trường chất lượng, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh.

Một buổi học của các bé Trường Mầm non Kim Thượng
Một buổi học của các bé Trường Mầm non Kim Thượng

Khó khăn thành động lực

Trên địa bàn Kim Thượng hiện có 4 dân tộc Mường, Dao, Tày, Nùng cùng chung sống. Số học sinh (HS) dân tộc chiếm trên 97%, dân tộc Kinh chiếm gần 3%.

Theo cô Hà Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Thượng, không ít bà con vẫn giữ thói quen địu con lên nương hoặc để đứa lớn trông đứa bé chứ không cho trẻ ra lớp. Công tác vận động HS đến lớp hằng năm mầm non khá vất vả và phải triển khai bằng nhiều cách.

Nhớ lại câu chuyện chuẩn bị năm học 2018 - 2019, cô Huệ kể, đúng thời điểm vận động HS ra lớp thì truyền thông đưa tin, trên địa bàn xã Kim Thượng có nhiều người bị nhiễm HIV. Vậy là các phụ huynh có con em chuẩn bị ra lớp học năm đó lo ngại, e dè không cho con đi học.

Nắm bắt được khó khăn của giáo viên, một mặt nhà trường phối hợp với các ban đoàn thể của xã như dân số, phụ nữ, y tế thôn bản, đoàn thanh niên… cùng đi đến từng khu, xóm huy động trẻ ra lớp. Mặt khác tích cực tuyên truyền đến từng phụ huynh hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học mầm non đúng tuổi và căn bệnh HIV không lây truyền qua việc học tập và hoạt động vui chơi của trẻ…

Giáo viên cùng đổi mới, sáng tạo

Với đặc thù một trường học vùng cao khó khăn, nhưng nhà trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 100% cán bộ quản lý và giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và công tác giảng dạy. Đã có 28 cán bộ, giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường.

Năm học vừa qua, tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non” cấp huyện, Trường Mầm non Kim Thượng đạt giải Nhất tập thể. 2 giáo viên tham gia hội thi đạt giải Nhì và giải Khuyến khích. Tham gia hội thi “Phòng chống bạo lực trong các cơ sở giáo dục mầm non” cấp huyện, tập thể Trường Mầm non Kim Thượng đạt giải Ba, 1 giáo viên đạt giải phụ ứng xử xuất sắc nhất.

Cô Hà Thị Kim Huệ cho biết, Nhà trường đã và đang thực hiện tốt mô hình sinh hoạt chuyên môn “lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với giáo viên không gây áp lực bằng việc dạy minh họa. Mỗi giáo viên đều có cơ hội thể hiện năng lực, tài năng, tâm huyết và đổi mới sáng tạo trong dạy học. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện của nhà trường đã tăng 50% so với năm học trước.

Với sự chuyển động tích cực trên mọi mặt, Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Kim Thượng đã tạo nên một môi trường học tập có chất lượng; học sinh luôn muốn được tới lớp, phụ huynh học sinh gửi gắm trọn vẹn niềm tin khi gửi con vào trường.

Nhà trường đã và đang thực hiện tốt mô hình sinh hoạt chuyên môn “lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với giáo viên không gây áp lực bằng việc dạy minh họa. Mỗi giáo viên đều có cơ hội thể hiện năng lực, tài năng, tâm huyết và đổi mới sáng tạo trong dạy học. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện của nhà trường đã tăng 50% so với năm học trước”.

Cô Hà Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Thượng

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.