Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điểm sáng về duy trì sĩ số học sinh ở huyện Buôn Đôn

QUỐC AN - 14:22, 30/09/2019

Dù có gần 100% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nhưng những năm gần đây, Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua duy trì sĩ số học sinh ở huyện Buôn Đôn. Để đạt được kết quả đó là cả sự nỗ lực, cố gắng không ngừng cùng những cách làm linh hoạt, sáng tạo của các thầy, cô giáo nơi đây.

Một tiết học tại Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng.
Một tiết học tại Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng.

Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng đóng chân trên địa bàn 4 buôn Knia (xã Ea Bar). Đời sống kinh tế của bà con đồng bào dân tộc Ê-đê nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình nên công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh vẫn còn hạn chế… dẫn tới tình trạng học sinh bỏ học. Từ năm 2014-2015 trở về trước, bình quân mỗi năm nhà trường thường có 2 đến 3 em nghỉ học.

Trước thực trạng đó, bắt đầu từ năm học 2015–2016, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng đã có những giải pháp quyết liệt về việc duy trì sĩ số học sinh. 

Thầy Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng cho biết: “Đầu mỗi năm học, sau khi phân lớp chủ nhiệm, Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu tất cả các giáo viên phải phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến những em có nguy cơ bỏ học, những em có hoàn cảnh kém may mắn như mồ côi, tàn tật để có phương án hỗ trợ, quan tâm đúng mức”. 

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm bắt tình hình của học sinh, kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu khi có dấu hiệu các em muốn nghỉ học, dao động tư tưởng. Với những học sinh nghỉ học do ốm, các thầy cô trực tiếp thăm hỏi để tìm hiểu, động viên các em và gia đình, từ đó tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với gia đình và nhà trường. 

Là một trong những giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng, cô Ngô Thị Tấm chia sẻ: “Tôi luôn coi mỗi học trò như là một người thân trong gia đình mình. Mỗi khi học sinh bị ốm đau hay vắng học không có lý do, tôi sắp xếp đến nhà thăm nom, hỏi han kịp thời và động viên các em quay lại trường”. 

Đơn cử, năm học 2016-2017, em Y Ri Vin, học sinh lớp 5C vì bị bạn bè rủ rê chơi game online, sau đó em nghiện game rồi bỏ học. Cô Ngô Thị Tấm đã cùng lãnh đạo trong Ban Giám hiệu nhà trường đến tận nhà vận động gia đình động viên em quay lại lớp. Rồi có những lần cô đến tận các quán internet để tìm và vận động em Y Ri Vin quay lại lớp. Sau nhiều lần vận động, thuyết phục thì em Y Ri Vin cũng đã quay trở lại học tập. Hiện nay em đang là học sinh lớp 8 của Trường THCS Trần Quang Diệu.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, trong những năm học gần đây, công tác duy trì sĩ số học sinh cũng như chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm học 2015–2016 đến nay, nhà trường chỉ có duy nhất 1 trương hợp học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; tỷ lệ lên lớp đạt 97% trở lên; tỷ lệ học sinh được khen thưởng đạt từ 41 đến 43%.

Thầy Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A Ma Trang Lơng cho biết: Năm học 2019–2010, nhà trường có 432 học sinh, trong đó có 98,85% học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ. Năm học này, nhà trường tiếp tục triển khai các giải pháp duy trì sĩ số học sinh, phấn đấu tỷ lệ duy trì sĩ số cuối năm học đạt 100%.  

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.