Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Điện Biên: Quyết tâm giảm nghèo vùng đồng bào DTTS

Mộc Nhi - 09:10, 16/11/2023

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên.

Một góc thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Điên Đông hôm nay
Một góc thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Điên Đông hôm nay

Nỗ lực thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra

Tại huyện vùng cao Tủa Chùa, việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại cơ sở gặp nhiều khó khăn song huyện đã chủ động khắc phục bằng các giải pháp linh hoạt, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho chương trình.

Thời gian qua, để triển khai thực hiện chương trình, UBND huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo UBND các xã, các cơ quan, đơn vị sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng, lựa chọn các công trình vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và làm mới các công trình đường giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, kè đập đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nuôi trồng thủy sản và diện tích đất sản xuất nông nghiệp... Đến nay ở nhiều xã, các trục đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đến ngày 30/6/2023, bình quân các xã của huyện đạt 11,09 tiêu chí Nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 8-11 tiêu chí.

Căn nhà mới được xây dựng theo nguồn vốn hỗ trợ từ CTMTQG về giảm nghèo bền vững.
Căn nhà mới được xây dựng theo nguồn vốn hỗ trợ từ CTMTQG về giảm nghèo bền vững.

Hay ở xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông có 9 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Năm 2023, gia đình anh Hờ A Dình, bản Háng Trợ, xã Phì Nhừ được UBND huyện Điện Biên Đông hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Uỷ ban MTTQ huyện Điện Biên Đông hỗ trợ thêm 10 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” để dựng căn nhà mới.

Anh Hờ A Dình tâm sự: Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, anh đã vay mượn thêm anh em, người thân để xây dựng ngôi nhà kiên cố và khang trang hơn. Có nhà mới, gia đình anh yên tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Ông Bùi Xuân Thức, Bí thư Đảng ủy xã Phì Nhừ cho biết: Để xác định, phân loại các hộ theo thứ tự ưu tiên, xã Phì Nhừ đã thành lập các tổ giúp việc tới từng hộ, từng thôn để rà soát, xác minh về nhà ở. Từ đó, lên kế hoạch trình Ban chỉ đạo huyện xét duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Khi được giao vốn, Ban Chỉ đạo của xã phân công phụ trách từng hộ, theo từng địa bàn cụ thể để đôn đốc và giám sát quá trình triển khai đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ đã đề ra.

Nông dân Điện Biên thu hoạch lúa mùa
Nông dân Điện Biên thu hoạch lúa mùa

Trong giai đoạn 2021-2025, Điện Biên phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% trở lên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều; trong đó, các huyện nghèo giảm trung bình từ 5,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân từ 5% trở lên. Năm 2025, tỉnh có 2 huyện thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,9%.

Nhiều chuyển biến tích cực

Là tỉnh vùng cao nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên là nơi tập trung 82,62% dân số là đồng bào DTTS cuộc sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Để công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS đạt hiệu quả, cải thiện mọi mặt đời sống cho người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên luôn xác định công tác quan trọng hàng đầu là tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về giảm nghèo.

Công tác xóa đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình, mục tiêu để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, từ năm 2021-2023, tổng số vốn bố trí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh là trên 2,168 tỷ đồng.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, cho biết: Giai đoạn 2021-2023 là những năm đầu giai đoạn thực hiện các Chương trình MTQG tuy nhiên với quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội tập trung hoàn thành cơ bản cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện. 

Người dân ở Điện Biên Đông đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm sức lao động.
Người dân ở Điện Biên Đông đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm sức lao động.

Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên đã giảm 8,33% so năm 2021. 100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Cùng sự chung tay của các cấp chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, tỷ lệ hộ nghèo tại Điện Biên trong giai đoạn 2021-2023 giảm 4,55% đạt và vượt mục tiêu đề ra. 

Với những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng đưa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây được cải thiện và nâng cao, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.