Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Diện mạo mới của bản Thẳm

Thùy Giang - 08:10, 20/06/2024

Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 43 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu là đồng bào Lự. Những năm gần đây, được hưởng chế độ, chính sách đối với DTTS rất ít người, DTTS có khó khăn đặc thù, diện mạo của bản có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Đồng bào Lự làm đặc sản xôi ngũ sắc
Đồng bào Lự làm đặc sản xôi ngũ sắc

Hưởng lợi từ Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), bản Thẳm được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cấp con giống, tạo sinh kế; hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng... giúp cho 43 hộ gia đình người Lự ở bản vươn lên phát triển kinh tế.

Ông Tao Văn Ngần - Trưởng bản Thẳm cho biết: Được hỗ trợ trâu để chăn nuôi, bà con rất vui mừng phấn khởi, tích cực chăm sóc trâu để phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế. Có một số hộ gia đình đã mua thêm trâu để chăm sóc, kết hợp nuôi gà, nuôi lợn, trồng cây lương thực, trồng chè để nâng cao thu nhập. Hiện tại, các hủ tục ở bản đã bị xóa bỏ dần. Bà mẹ, trẻ em ở bản được quan tâm chăm sóc sức khỏe theo chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển các DTTS có khó khăn đặc thù. Các cháu nhỏ được ra lớp đầy đủ và không còn tình trạng bỏ học.

Việc thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào DTTS của Đảng và Nhà nước đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS trong tỉnh Lai Châu”.


Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu

Đặc biệt, dựa vào ưu thế về vẻ đẹp tự nhiên và bản sắc văn hoá đậm đà, người dân bản Thẳm đã phát triển du lịch cộng đồng. Cả bản đã chung sức dọn dẹp cảnh quan bản sạch sẽ, trồng hoa, tạo khuôn viên tươi đẹp; đặc biệt bản đã phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Lự để thu hút khách du lịch tới tham quan.

Bản Thẳm cách Tp. Lai Châu khoảng 20 km nhưng còn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc như ở nhà sàn, mặc trang phục dân tộc truyền thống, các món ăn truyền thống. Các bà, các cô còn giữ được tục nhuộm răng đen, nghề dệt thổ cẩm, điệu múa khăn, múa xoè, các bài hát dân ca, thổi sáo đôi, duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ hội mừng cơm mới, Lễ hội cúng hồn trâu, Lễ hội cúng rừng...

Nhân dân trong bản Thẳm đã phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lự để phát triển du lịch
Nhân dân trong bản Thẳm đã phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lự để phát triển du lịch

Hiện ở bản có 5 hộ gia đình triển khai làm du lịch để tăng thu nhập. Trong hơn 2 năm qua, 5 hộ gia đình được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để làm mô hình nhà lưu trú (Homestay). Theo chính sách phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh, bản Thẳm có thêm 10 hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới Homestay và nhà vệ sinh đảm bảo điều kiện phục vụ khách du lịch.

Gia đình ông Vàng Văn Phát là hộ gia đình tích cực đi đầu trong làm du lịch ở bản. Trước đây, gia đình ông rất khó khăn, nguồn thu nhập chỉ dựa vào ít nương rẫy, nhưng nhờ được hưởng chính sách cho DTTS rất ít người, có khó khăn đặc thù mà gia đình ông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và làm du lịch. Giờ gia đình ông đã trở thành hộ khá ở bản.

Dựa vào vẻ đẹp tự nhiên và bản sắc văn hoá đậm đà, người dân bản Thẳm đã phát triển du lịch cộng đồng
Dựa vào vẻ đẹp tự nhiên và bản sắc văn hoá đậm đà, người dân bản Thẳm đã phát triển du lịch cộng đồng

Để quảng bá và kích cầu du lịch, năm 2023 vừa qua, Ngày hội Văn hoá dân tộc Lự huyện Tam Đường đã được tổ chức tại bản Thẳm. Bà con dân tộc Lự đã có dịp thể hiện vẻ đẹp văn hoá dân tộc mình tới đông đảo bà con các dân tộc khác. Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, tổng lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm trên địa bàn đạt trên 30 nghìn lượt người, doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên 5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Thuận - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho biết: Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lai Châu đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội các DTTS có khó khăn đặc thù. Bên cạnh hỗ trợ sản xuất và sinh kế, tỉnh chú trọng hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc với việc tổ chức phục dựng bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu; sưu tầm các loại hình văn hoá truyền thống đặc sắc của các DTTS có khó khăn đặc thù. Cùng với đó, nguồn vốn của Dự án đã cấp, trang bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với văn hoá truyền thống của từng dân tộc; thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn, bản. 

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.