Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách và đời sống

Diện mạo mới trên quê hương Nậm Tăm

Hà Minh Hưng - 11:41, 09/09/2024

Xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có 3 dân tộc chính là Dao, Thái, Lự sống tập trung tại 10 bản với trên 1.000 hộ dân. Trong ký ức của đồng bào di dân tái định cư năm xưa vẫn nhớ như in thời điểm rời bản, xa mường để nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La, tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc.

Toàn cảnh xã Nậm Tăm hôm nay
Toàn cảnh xã Nậm Tăm hôm nay

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tao Văn Ún, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm vẫn nhớ như in giai đoạn từ năm 2004 đến nay, huyện Sìn Hồ thực hiện di dân, tái định cư để xây dựng 3 công trình thủy điện: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Nậm Na 2 và Thủy điện Nậm Na 3. Trong đó, công trình Thủy điện Sơn La là lớn nhất với diện tích đất ngập trên địa bàn huyện phải thu hồi là 1.142ha, thực hiện tại 9 xã, 50 bản, 1.172 hộ, 6.256 nhân khẩu phải di chuyển. Khối lượng công việc vô cùng lớn, dù vậy huyện đã hoàn thành kế hoạch di dời trước một năm so với tiến độ tích nước Thủy điện Sơn La.

Hệ thống đường giao thông nông thôn ở Nậm Tăm đã kiên cố hóa đạt 100% theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi; hệ thống kênh, mương đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất. Đời sống người dân ngày được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo dưới 10%; số hộ khá, giàu tăng theo từng năm. Nhiều hộ đã sắm được các vật dụng tiện nghi có giá trị, có trên 90% hộ đạt gia đình văn hóa.

Trong cuộc di dân tái định cư được ví như bản hùng ca lịch sử thời đại, riêng xã Nậm Tăm có 6/14 bản thuộc diện này, hàng trăm nóc nhà của đồng bào Thái, Mông, Dao, Lự phải di chuyển lên nơi ở mới. Rời bản cũ nhường đất cho thủy điện, trong lòng nhiều người dân rất lo lắng bởi “vạn sự khởi đầu nan”, những khó khăn ban đầu là không thể tránh khỏi.

Ngày đó, Nậm Tăm với những con đường gập ghềnh nhỏ hẹp, những căn nhà gỗ đơn sơ nép mình bên những vạt đồi, ven suối. Nhưng rồi mọi khó khăn ban đầu cũng qua đi, sau khi chuyển đến nơi ở mới, các hộ được phân lô, làm nhà, xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng với những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến một diện mạo mới cho vùng quê Nậm Tăm ngày một no ấm, đủ đầy.

Ông Cà Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm cho biết: Người dân trong xã luôn đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy thế mạnh địa phương. Cùng với việc được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua Hội Nông dân, nhiều gia đình ở Nậm Tăm đã chuyển đổi phương thức sản xuất, mô hình kinh tế mới, cho thu nhập khá và thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Năm 2017, chính quyền và Nhân dân xã Nậm Tăm đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và là xã cán đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Sìn Hồ.

 Cây ăn trái đang giúp bà con xã Nậm Tăm ăn nên làm ra
Cây ăn trái đang giúp bà con xã Nậm Tăm ăn nên làm ra

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, gia đình ông Tao Văn Kẻo, dân tộc Lự ở bản Pậu đầu tư 20 thùng gỗ nuôi ong. Áp dụng khoa học kỹ thuật, đàn ong sinh trưởng và nhân đàn, đến nay đã phát triển gần 100 thùng. Mỗi đợt quay ong, gia đình có vài ba trăm lít mật, với giá bán buôn khoảng 150 nghìn đồng/lít, mỗi năm gia đình ông Kẻo thu hơn 100 triệu đồng từ bán mật ong.

Từ mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Kẻo, nhiều hộ trong xã học hỏi, làm theo. Hiện, toàn xã có 457 đàn ong, hằng ngày ông Kẻo cùng 25 hộ nuôi ong, phát triển thương hiệu mật ong bản Bậu.

Nông sản, rau quả được bà con bày bán hai bên đường vào chợ
Nông sản, rau quả được bà con bày bán hai bên đường vào chợ

Chúng tôi dạo một vòng trên những cung đường thảm nhựa, bê tông phẳng lỳ nối các bản tái định cư với trục đường lớn. Các điểm tái định cư Phiêng Lót, Nậm Ngập, Phiêng Chá, Nà Tăm... hiện lên với những mái nhà sàn, nhà xây khang trang kiên cố. Cây cầu Bản Pậu bắc qua lòng hồ nối các bản với nhau như một chứng nhân lịch sử cho sự đổi thay từ vùng đất này. Đứng từ đầu cầu nhìn xuống lòng hồ thấy cảnh bà con cùng thuyền bè nhộn nhịp, hòa trong tiếng ô tô, xe máy thương lái ra vào tấp nập, cảnh mua bán trao đổi nhộn nhịp cả một vùng.

Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.