Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Diện mạo mới từ “đòn bẩy” homestay ở Đà Bắc

Hồng Minh - 11:31, 20/11/2019

Trong chuyến công tác về huyện nghèo miền núi Đà Bắc những ngày đầu Đông, chúng tôi cảm nhận rõ được không khí trong lành se lạnh với dòng Đà Giang xanh ngắt soi bóng những bè cá dập dềnh.

Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình ở Đà Bắc.
Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình ở Đà Bắc.

Từ tháng 8/2014, huyện Đà Bắc được Dự án AOP (The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific Limited) hỗ trợ 50% kinh phí để làm du lịch.

Từ sự hỗ trợ về tài chính của Dự án cũng như tư vấn kỹ thuật trong quá trình thực hiện Dự án như cải tạo nhà lưu trú, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch cho một số hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong) và xóm Sưng (xã Cao Sơn).

Sau đó Dự án đã tư vấn thành lập Công ty CP Du lịch cộng đồng Đà Bắc với mục tiêu giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại Đà Bắc phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc và phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững… Nhờ “đòn bẩy” từ Dự án hỗ trợ, giờ đây, sau 4 năm, Đà Bắc đã và đang phát triển du lịch cộng đồng, diện mạo nơi đây đã dần khởi sắc.

Khi thấy khách du lịch tìm đến Đá Bia ngày càng đông, nhìn ra cơ hội du lịch cộng đồng, gia đình chị Đinh Thị Nhiệu (Quang Thọ homestay) bàn nhau vay mượn tiền khắp nơi để dựng homestay như bây giờ. Chị Nhiệu bảo, lo thì lo đấy vì đến giờ vẫn chưa thu lại được vốn nhưng mà vui, vì làm du lịch được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, lại đỡ vất vả hơn làm nông.

Kể lại những ngày đầu làm du lịch, chị Nhiệu cho biết, lần đón đoàn khách đầu tiên hồi hộp, lo lắng đến nỗi ăn không ngon, ngủ không yên. Trước khi khách đến chị và chồng trằn trọc, cứ vắt tay lên trán thao thức cả đêm. Chị bảo, vốn chỉ là gia đình thuần nông nên thời gian đầu khó khăn nhất là thiếu vốn đầu tư cũng như kỹ năng làm du lịch.

Không chỉ với gia đình chị Nhiệu, với người dân ở lòng hồ Hòa Bình nói chung từ chỗ còn chưa hiểu du lịch cộng đồng là gì, sau 4 năm đã có thể tự tin đón nhiều đoàn khách cả trong và nước ngoài; từ việc không biết cách quảng bá rộng rãi tới khách du lịch, chưa có thuyền lớn để đưa khách đi lại, nay mọi thứ chẳng thiếu gì.

Ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030 thì du lịch hồ Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi… Các bến cảng được đầu tư, nâng cấp; nhiều tàu thuyền được đóng mới với tiện nghi hiện đại, tốc độ di chuyển nhanh. Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú hơn, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Khu du lịch hồ Hòa Bình có mức tăng trưởng khá về lượt khách và tổng thu bình quân khoảng 20%/năm. Có thể nói, khu du lịch hồ Hòa Bình đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong bản đồ du lịch của tỉnh Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.